Friday, October 29, 2010

NƯỚC MỸ VÀ BẦU CỬ 2010

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

 

     Chỉ còn ít ngày nữa là tới ngày bầu cử bán phần Quốc Hội của nước Mỹ. Theo ngu ý thì đây là một cuộc bầu cử sôi nổi và quan trọng nhất trong 20 năm nay kể từ ngày chúng tôi tới nước Mỹ. Nó quan trọng bởi nhiều lẽ: thứ nhất, nước Mỹ đang trên đà tuột giốc thê thảm về mọi mặt, nhất là về kinh tế, niềm tin và đạo đức. Thứ hai, nước Mỹ lại đang phải chịu đựng cùng một lúc hai cuộc chiến Irak và Afghanistan vô vọng, muốn rút quân ra, nhưng không biết làm sao rút ra được. Tình trạng xẩy ra vào lúc một chính phủ Dân Chủ cực tả (ultra leftist) đang cố đẩy nước Mỹ vào con đường xã hội hóa nước Mỹ, một quốc gia người dân cơ bản là bảo thủ (conservative) từ ngày lập quốc.  Sự thể đã làm dấy lên phong trào mệnh danh là Đưa Nước Mỹ Trở Về Đúng Đường (Take Back America on track) của những người Mỹ bảo thủ hoạt động mạnh mẽ, và đang nắm cơ hội dành được thắng lợi đáng kể trong cuộc bầu cử tới.

1.  Bảo Thủ và Phóng Túng (Conservative và Liberal)

     Khối cử tri bảo thủ tại Mỹ đang dành được những thành quả ngoạn mục trong việc vận động quần chúng đứng về phía họ, và các ứng cử viên bảo thủ, theo các cuộc thăm dò độc lập hàng ngày, cũng đang chiếm những vị trí đầu bảng ở nhiều nơi. Một câu hỏi không thể không đặt ra cho những người muốn tìm hiểu rằng thế nào là bảo thủ?

     Bảo thủ là một từ ngữ rất quen thuộc trong lãnh vực chính tri. Không phải tại các nước dân chủ tự do mới có khuynh hướng bảo thủ, mà ngay trong các đảng CS, người ta cũng dùng chữ Bảo Thủ để chỉ những người cực đoan giáo điều, ít tinh thần cải cách. Tại nước Mỹ, chữ Bảo Thủ mang ý nghĩa tôn trọng và bảo vệ những giá trị luân lý và đạo đức đã tạo lập nên nước Mỹ, nhất là những giá trị nền tảng của Thiên Chúa Giáo (cả Tin Lành và Công Giáo). Thật vậy, người ta không hề ngạc nhiên khi thấy giữa một rừng người biểu tình tại Washington DC của phong trào Tea Party Movement, có lắm người giơ cao biểu ngữ viết: “The Tea Party People are very patriotics (các đoàn viên phong trào Tea party mới chính là những người yêu nước). Nhiều biểu ngữ khác viết: “The Tea Party People are mostly Christian religious (đoàn viên Tea Party phần lớn là những người Thiên Chúa Giáo sùng đạo). Người ta còn thấy các thanh niên tay cầm cờ Mỹ, đầu đội mũ (cap) với hàng chữ “Jesus is my Boss” (Chúa Giêsu là ông chủ của tôi).

     Hai từ ngữ bảo thủ (conservative) và phóng túng (liberal) trong sinh hoạt chính trị tại nước Mỹ chưa bao giờ được nói nhiều như lúc này. điều này dễ hiểu là bởi vì nước Mỹ hiện đang xuống dốc về mọi mặt một cách hết sức thê thảm dưới triều đại ông tổng thống da đen Hussein Obama cực tả (ultra leftist, tức là liberal quá cỡ thợ mộc.) Lại thêm ông Trưởng Khối đa số Thượng Viện Harry Reid và bà Speaker Hạ Viện Nancy Pelosi cũng cực tả nữa mới chết. Bộ ba Tam Đầu Chế này điều hành nước Mỹ như thế nào mà một hãng tin Mỹ mô tả là ngay cả những người ủng hộ Obama năm 2008 cũng phải sợ mà đào ngũ (defect) chạy sang phía Cộng Hòa. Như vậy thì rõ ràng là phe phóng túng trong đảng Dân Chủ đang nắm quyền tại Mỹ đã dẫn dắt nước Mỹ đi đến chỗ mà khuynh hướng bảo thủ hết chịu nổi nên phải nói lên tiếng nói của họ. Nữ ứng cử viên Christine O’Donnell được đảng Cộng Hoà đưa ra tranh chức Nghị Sĩ tại Delaware với sự ủng hộ nhiệt tình của phong trào Tea Party đã là nguồn cảm hứng đầy khích lệ và là một tiếng nói “nhất hô bá ứng” của phong trào bảo thủ.

     Ông Obama cực tả với khẩu hiệu “Change, Yes We Can”, được hậu thuẫn tích cực của Reid và Polesi mưu toan làm thay đổi nước Mỹ như thế nào. Chúng tôi xin nêu đại để chủ trương của Tam Nhân Đồng Hành này ở một vài vấn đề đặc biệt nhậy cảm hầu dễ so sánh giữa bảo thủ (Cộng Hòa = CH) và phóng túng (Dân Chủ = DC)

*  Phá thai:        - CH:  Thai nhi là một mạng sống. Phá thai là giết người, cấm tuyệt đối phá thai.
                          - DC: OK phá thai vì đây là quyền tự do thân thể của người phụ nữ, và phá thai được chính phủ trả bệnh viện phí như khi đau ốm.

*  Chăm sóc      - CH: Chính phủ yểm trợ hệ thống chăm sóc sức khỏe của thị
    sức khỏe: trường tự do, có cạnh tranh. Vấn đề chăm sóc sức khỏe nên được tư nhân hóa.
                          - DC: Chính quyền cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đồng đều cho mọi công dân, và kiểm soát hệ thống cung cấp.

*  Di dân:           - CH:   Chỉ trợ giúp di dân hợp pháp.   
                          - DC:   Trợ giúp di dân hợp pháp, ân xá toàn bộ di dân bất hợp pháp và cho hưởng mọi quyền lợi như những công dân Mỹ.

*  Thuế:            - CH:   Giảm thuế để kích thích kinh tế phát triển. Thu hẹp chính phủ.
                          - DC:   Tăng thuế, nhất là thuế nhà giầu để đem bình đẳng và công lý cho xã hội. Bành trướng cơ cấu chính quyền.

*  Tôn giáo:        - CH:   Hiến Pháp không đặt ra vấn đề tách tôn giáo khỏi nhà nước. Các biểu tượng tôn giáo không được đưa ra khỏi các nơi công cộng và các cơ sở nhà nước.
                          - DC:   Tách tôn giáo khỏi nhà nước. Bill of Rights ám chỉ điều đó. Các biểu tượng tôn giáo không được để nơi công cộng và các cơ quan.

     Nói đến bảo thủ không thể nào không nói đến chữ “Phóng Túng” (liberal). Xin mở một dấu ngoặc ở đây, chữ liberal dịch là phóng túng thì có phần thái quá, nhưng dịch là Tự Do thì lại hơi bấp cập. Hai chữ Bảo Thủ và Phóng Túng thật sự không xa nghĩa của các chữ Tinh Thần (Spirit) và Vật Chất (materials) là mấy. Đó là hai phạm trù đối kháng (paradox) chứ không phải mâu thuẫn (contradiction). Chỉ có điều cả hai khuynh hướng bảo thủ và phóng túng đều không được san định thành một lý thuyết hẳn hoi mà thôi. Chúng chỉ là những khuynh hướng nhận thức của con người, nên có rộng, có hẹp, có co, có dãn. Trong đảng Cộng Hòa không phải không có những đảng viên liberal, và ngược lại, trong đảng Dân chủ cũng không thiếu đảng viên bảo thủ. Khuynh hướng Bảo Thủ chủ trương tự do trong lãnh vực vật chất như tự do tư hữu, tự do kinh doanh v.v. tin có Thượng Đế, tôn trọng các giá trị tinh thần, luân lý, và đạo đức. Ngược lại, khuynh hướng Phóng Túng không tin có Trời Phật, coi thường các giá trị tinh thần, sống buông thả về nhận thức, luân lý và đạo đức, nhưng lại chủ trương kiểm soát chặt chẽ đời sống vật chất của con người. Có người  dùng các từ ngữ Tư Bản và Cộng Sản để nói về hai khuynh hướng này, tuy không chính xác nhưng dễ hiểu.
                          
2.  Chiêu Bài Tranh Cử và Khuynh Hướng Bỏ Phiếu

     Nói đến ứng cử ở nước Mỹ đầu tiên là phải nói đến tiền bạc. Ứng cử chức vụ càng cao càng đòi hỏi tiền bạc hơn. Trong cuộc bầu cử năm 2008, quĩ tranh cử của ông Obama đã phải chi ra ngót ngoét một tỷ, trong khi đối thủ là ông John MacCain cũng xài mất hơn bốn trăm triệu. Dân chủ Mỹ là thế, không tiền thì đừng nói thực hành quyền dân chủ. Về chính trị, người dân Mỹ rất là ngây thơ. Cứ nói ngọt như mía lùi là thế nào cũng đắc cử. Trong lúc nền kinh tế Mỹ bắt đầu suy thoái, ông Bush lại dựa vào một lý do không chính xác để đưa quân vào Irak và bị cầm chân ở đó, thì dân chúng Mỹ quay ra giận dữ chính quyền. Obama nêu chiêu bài “Thay Đổi” (change) hợp thời. Ông lại có tài lẻo mép, thế nên đắc cử.

     Như vậy thì ngoài vấn đề tiền bạc ra, người ứng cử còn cần phải biết tìm ra chiêu bài vận động để lôi kéo cử tri. Hiện nay cái chiêu bài “Change, Yes we can” của Obama tỏ ra không còn ăn khách nữa. Đám quần chúng Mỹ mất niềm tin và bỏ rơi Obama. Tại sao? Chính là bởi vì ông Obama đã thay đổi, đưa nước Mỹ đi xuống, chứ không phi đi lên như người dân Mỹ mong muốn. Với 787 billion stimulus Package ông Obama tung ra để cứu nguy kinh tế, nhưng thất nghiệp cứ càng ngày càng tăng, và cho đến nay vẫn đứng ở mức trung bình là 10%. Với 75 billion bailout Obama đổ vào các nhà bank, những mỗi năm có cả hàng triêu người dân mất nhà. Năm 2009, chỉ có 160.000 căn nhà trên con số từ 3 đến 4 triệu căn bị foreclosed. Như vậy có nghĩa là, người dân Mỹ hưởng được sự che chở của 75 billion bailout kia rất ít, còn bao nhiêu chẩy vào các nhà bank hết. Chẳng thế mà mỗi cuối năm, các ông giám đốc nhà bank vẫn lãnh tiền thưởng (bonus) có khi lên đến cả triệu. Đường lối, chính sách của Obama đã tỏ ra thất bại, trong phạm vi ứng xử cá nhân, Obama cũng chẳng khá gì hơn. Ông đã bị tố cáo bao che cho vụ ACORN (Association of Community Organizations for Reform Now) tham những tiền trợ cấp Housing, nhận chìm xuồng vụ nhóm Báo Đen (Black Panthers) ở Philadelphia đe dọa cử tri tại phòng phiếu, thả lỏng vợ con xài hoang phí ngân quĩ quốc gia (bà Michelle Obama có tới 23 nhân viên phục vụ, nghỉ hè một tuần lễ ở Tây Ban Nha tốn hơn 200.000 dollars). Chính quyền Obama vô lý nuôi một người Kenya, dì của ông Obama, là cư dân bất hợp pháp (illegal) tại Mỹ. Bà này được hưởng đầy đủ trợ cấp tiền mặt hàng tháng, housing, food stamp, medicare. Mụ còn lộng ngôn bảo đó là trách nhiệm của nước Mỹ đối với Mụ.

     Để đánh bại nhóm liberal hiện nay trong Quốc Hội HK, khuynh hướng bảo thủ, phong trào Tea Party, kêu gọi nước Mỹ trở về nguồn với khẩu hiệu của cố TT Ronald Reagan “Make America Great Again” ( Làm cho Mỹ Quốc vĩ đại trở lại). Chúng ta chưa biết các chính khách họ lương thiện tới mức nào, nhưng việc cổ võ cho nước Mỹ trở lại với con đường “In God, We Trust” (chúng ta tin nơi Thượng Đế) của các Nhà Lập Quốc Mỹ là đúng. Nhóm cực tả trong chính trường Mỹ hiện nay như Hussein Obama, Nancy Pelosi, Harry Reid, Joe Biden, John Kerry v.v. đều có chung một mục tiêu là nhà nước phải kiểm soát (Control) nuớc Mỹ. Mục tiêu này không khác gì mục tiêu trong giáo điều của Quốc Tế CS: đảng kiểm soát tất cả. Chỉ có đường lối thực hiện có chỗ khác nhau. Với chính giới thượng tầng của nước Mỹ, không có phát xít, không có độc tài, cũng không có cộng sản, mà chỉ có quyền lực và tiền bạc là phương tiện thực thi quyền kiểm soát của nhà nước. Nên nhớ rằng những nhân vật trên họ đều tự xưng là con chiên của Chúa cả. Obama, Reid tin lành. Pelosi, Biden, Kerry công giáo. Chính sách xã hội của bọn cực tả chỉ để mỵ dân hầu kiếm phiếu. Pelosi ở San Francisco nhưng không bao giờ để mắt đến những người homeless đầy khắp các đường phố của thành phố này. Kerry giầu hàng trăm triệu nhưng chưa thấy bỏ ra một đồng nào giúp cho người nghèo tại Massachusetts. Cuộc tập hợp vĩ đại ngày 28-8-2010 của Glenn Beck kêu gọi phục hồi danh dự cho nước Mỹ (Restoring Honor Rally). Việc này đúng, sau Thế Chiến II, nước Mỹ là một quốc gia hùng mạnh, sáng chói hào quang tự do, dân chủ, và nhân quyền. Nhưng chỉ hơn một thập niên sau, với những việc làm xấu xa và bỉ ổi tại Đài Loan, Đại Hàn, Việt Nam, và ở nhều nơi khác nữa, nước Mỹ đã đánh mất danh dự. Cả thế giới chửi rủa Mỹ chứ không còn ca tụng Mỹ nữa. Phục hồi danh dự cho nước Mỹ là một chủ trương chính đáng. Người Mỹ chỉ có thể lấy lại danh dự cho mình bằng lá phiếu. Đẩy bọn cực tả ra khổi Tòa Bạch Ốc và điện Capitol bằng lá phiếu là con đường nhẹ nhàng và hợp pháp.

     Người Mỹ (bản xứ) chỉ có một con đường bỏ phiếu bởi vì họ chỉ có một quê hương. Nhưng người Mỹ gốc Viêt (tỵ nạn) thì vấn đề phức tạp hơn, bởi vì chúng ta có hai quê hương. Cũng là người Mỹ, nhưng người tỵ nạn không những phải đánh giá tinh thần phục vụ của ứng cử viên đối với nước Mỹ, mà còn phải xem xét người đó có giúp ích gì cho công việc giải quyết vấn đề VN hay không. Sáng Chủ Nhật vừa qua, tôi tới thăm nhà một người bạn. Gặp tôi, anh hỏi ngay: đã bầu cử chưa (bầu bằng thư). Thái độ của anh chứng tỏ anh rất quan tâm tới cuộc bầu cử này. Tôi đáp: chưa, rồi hỏi xem anh bầu cho ai. Anh trả lời không suy nghĩ: dễ lắm, cứ Cộng Hòa là tôi bầu. Tôi hơi ngạc nhiên, không ngờ sự suy nghĩ của anh lại đơn giản như thế.

     Câu chuyện không đi xa hơn nữa về vấn đề bầu cử. Chắc hẳn anh cũng có cái lý của anh. Lâu nay người Việt tỵ nạn mình thường có định kiến về đường lối chính trị của hai đảng Cộng Hòa (CH) và Dân Chủ (DC). Phần lớn người có tuổi thường tin rằng đảng CH chống cộng hơn đảng DC. Nhưng đa số lớp trẻ cho rằng đảng CH là đảng của người giầu, còn DC là đảng của dân nghèo. DC lo phúc lợi cho người dân nhiều hơn. Suy nghĩ thế thì thật là phiến diện. Thứ nhất, cứ nhìn vào chuyện của Mỹ tại VN, chúng ta thấy rõ chính sách đối ngoại của nước Mỹ luôn nhất quán cho dù là DC hay CH nắm quyền. Như thế thì bầu cho ứng cử viên CH có khác gì bầu cho DC. Thứ hai, đảng CH của nhà giầu, và DC là đảng của dân nghèo cũng không hẳn đúng. Cuộc bầu cử 2008, Obama gom được hàng tỷ bạc cho quĩ tranh cử của ông, trong khi John MacCain chỉ kiếm được 4 trăm triệu. Điều này giải thích thành kiến của giới trẻ là sai. Vả lại, Ít người biết rằng John Kerry, một tay cực tả luôn ủng hộ VGCS, là một trong số dăm ba Nghị Sĩ giầu có nhất tại Thượng Viện.

     Nhiều đồng hương tỵ nạn cho rằng mục tiêu đi bầu của chúng ta là  bỏ phiếu chọn những ứng cử viên giúp chúng ta tiêu diệt VGCS. Điều này càng sai lầm hơn. Một dân cứ dù có cảm tình với cộng đồng mấy đi nữa thì họ cũng không thế nào có khả năng làm thay đổi được chính sách của nước Mỹ. Họ chỉ có khả năng nói giúp cho chúng ta được một vài điều, vì tiếng nói của họ lớn hơn tiếng nói của chúng ta. Họ có thể đi thăm những nhà tranh đấu trong nước, hay can thiệp cho những người này được thả v.v. là những công việc chúng ta không làm được. Nếu đồng bào tỵ nạn tại Nam Cali đồng quan điểm như thế thì họ sẽ chọn bầu cho bà Sanchez hơn là cho Trần Thái Văn. Người viết không kêu gọi người Việt dồn phiếu cho bà Sanchez, nhưng đặt vấn đề so sánh giữa bà và ông Trần Thái Văn để thấy cái lợi và cái hại xét trên bình diện lợi ích cho VN. Bà Sanchez tuy không thay đổi được chính sách của ông Obama, nhưng ít ra bà cũng đã nói lên dùm tiếng nói của người tỵ nạn nhiều lần, và làm cho người tỵ nạn một vài việc có lợi cho công cuộc tranh đấu. Trần Thái Văn tuy là đảng viên CH, và mặc dù được bà Sarah Palin đầu đàn của phong trào bảo thủ hiện nay ủng hộ, nhưng ông Trần Thái Văn trong thời gian qua vì tinh thần phe nhóm, đã gây ra quá nhiều xáo trộn trong cộng đồng, lại thành tích chẳng mấy tốt đẹp đến nỗi báo chí Mỹ gọi ông là Bố Già. Ông Văn nhận tiền ủng hộ từ tay bọn tài phiệt làm ăn với VGCS thì thử hỏi nếu đắc cử, ông ta sẽ bênh vực quyền lợi của ai? Nếu ông Văn là người thực tình chống cộng thì điều khôn ngoan nhất là ông ta nên kiếm một đơn vị bầu cử khác để ra ứng cứ hơn là chọn đơn vị tranh cử đối đầu với bà Sanchez. Ông đánh bại bà Sanchez với mục đích gì? Bà Sanchez nếu không tốt trước cái nhìn của người dân tỵ nạn thì ít nhất cũng không phải là người xấu đối với chúng ta. Sự lựa chọn đơn vị tranh cử của ông Trần Thái Văn cho chúng ta thấy ông là ai, và tinh thần chống cộng của ông như thế nào.

     Một số bạn bè của người viết tỏ ra ngao ngán, khi nhìn vào một số ứng cử viên người Việt tại một vài nơi ở California và các nhóm đại gia ủng hộ họ trong cuộc bầu cử này. Mấy người bạn tôi nhìn ra một hiện tượng chung là không hiểu làm sao người ta đã đem lối sống sinhhoạt chính trị kiểu mafia của VGCS vào đây từ hồi nào. Có một sự cấu kết rất chặt chẽ giữa ứng cử viên và nhóm ủng hộ. Người ta dùng đủ mọi thủ thuật để đánh bóng con gà của mình, và mọi thủ đoạn ghê tởm nhất để hạ con gà của đối phương. Ứng cử viên nhờ vào đồng tiền bất chính để tranh quyền đoạt lợi. Nếu được bầu, chắc chắn ứng cử viên sẽ phải là cái cần câu cơm của các “đại gia” đã đưa họ lên. Các đại gia không ai khác hơn toàn là bọn làm ăn buôn bán với VGCS.

     Người viết đã gởi đi phiếu bầu cử khiếm diện. Tiêu chuẩn lựa chọn người đại diện của người viết đại để như đã trình bầy trên. Nếu đồng hương tỵ nạn thấy rằng việc phục hồi danh dự cho nước Mỹ là đúng thì nên bầu cho các ứng cử viên có tinh thần bảo thủ. Người Việt bầu cho người Việt dĩ nhiên là tốt: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người chung dòng máu phải thương nhau cùng”.  Nhưng người Việt bầu cho ngưòi Việt mang nhãn hiệu tỵ nạn ra tranh cử, rồi lẻn ra cửa sau bắt tay với VGCS thì dứt khoát không nên. Nếu đồng bào tỵ nạn chúng ta không sáng sốt thì bọn phóng túng cực tả (liberal ultra leftist) bà bọn người Việt “xấu máu” có ngày sẽ nhuộm đỏ chúng ta chứ không cần đến bọn VGCS làm việc đó đâu.

Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

No comments:

Post a Comment