Sunday, October 31, 2010

Công thần tuyệt đối của việt-gian cộng-sản:
Nguyễn Thanh Giang

Nam Nhân (Quân nhân QLVNCH)


Mấy hôm nay, sau khi đọc một số tin tức ở trong và ngoài nước, Nam Nhân tôi có dịp xin được chia xẻ ý kiến với quý bạn đọc về một vài vấn đề mà thiển nghĩ khá quan trọng và tế nhị:


Vấn đề thứ nhất:

Trong Website VietnamExodus của các ông Đinh Thạch Bích và Tường Thắng, có cho phổ biến bài của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang ở trong nước, mà chúng tôi trong quyển “Những tên Đặc Công Đỏ trong Phong trào đòi hỏi Dân Chủ cho Việt Nam”, đã có dịp vạch trần bộ mặt cuội của Nguyễn Thanh Giang. Không phải chỉ Nam Nhân tôi  đã vạch mặt Nguyễn Thanh Giang, mà ngay cả các chí hữu đã từng cụng ly, ăn thề để cùng nhau hoạt động cho phong trào dân chủ cùng với Nguyễn Thanh Giang là những người cũng đã vạch mặt Nguyễn Thanh Giang. Cụ thể là nhà văn Hoàng Tiến, khi so sánh cuộc đấu đá giữa Trần Khuê và Nguyễn Thanh Giang, để xem ai là kẻ được chọn kế vị tên cuội già Hoàng Minh Chính, thì đã hạ bút viết rằng: “Nguyễn Thanh Giang bằng thế đếch nào bằng được Trần Khuê”. Đồng thời Hoàng Tiến cũng đưa lên các Diễn Đàn nhiều bài phê phán con người của Nguyễn Thanh Giang, háo danh, mà lại dốt và lại là kẻ gan muỗi, khi bị việt-gian cộng-sản bắt thì đã đầu hàng, khóc lóc xin tha tội và đã viết bản tự khai báo đầy đủ. Ngoài Hoàng Tiến ra, thì phải kể thêm một nhân vật nữa là Dương Thu Hương. Dương Thu Hương đã viết và nói rằng trong số những người mà Dương Thu Hương khinh nhất, người đó chính là Nguyễn Thanh Giang.

Nguyễn Thanh Giang đã từng được một số tụi nằm vùng và lũ truyền thông bất lương tại hải ngoại đề cao, nhưng bản thân Nguyễn Thanh Giang đã nhiều lần viết và bộc lộ quan điểm sai trái. Thí dụ, hắn đã ca ngợi phương pháp làm báo của nhóm Việt Weekly, và cho tới bây giờ, hắn cũng vẫn ca ngợi và đưa ra nhiều chuyện nói nhăng, nói cuội. Đã lâu, chúng tôi không điểm mặt Nguyễn Thanh Giang, vì nghĩ rằng hắn cũng chẳng còn uy tín gì đối với cả trong và ngoài nước. Nhưng hiện nay, Nguyễn Thanh Giang lại được một số nhà đòn Tobia hải ngoại thổi lên, phỏng vấn để bắt đầu dùng cái miệng của Nguyễn Thanh Giang tuyên truyền cho việt-gian cộng-sản một cách rất lưu manh và tinh vi. Với tư thế là một nhà trí thức chống đối.

Bài viết mới đây của Nguyễn Thanh Giang có tên: “Về chuyện Tổng bí thư sắp tới của đảng CSVN”.

Nội dung bài viết này, chúng tôi lấy nguyên văn từ Website VietnamExodus và phụ đính phía dưới, để tiện việc quý bạn đọc tham khảo, và từ đó quý vị có thể nhận xét việc chia xẻ của chúng tôi đúng, sai ra sao. Có nhiều điều cần phải phê phán, nhưng điều cần phê phán, mà chúng tôi muốn nói đến là hiện nay, Nguyễn Thanh Giang đang tìm cách đánh bóng lại con bài Lê Đức Anh (bố ruột của Lê thị Công Nhân), mà vốn dĩ vì tất cả dư luận trong và ngoài nước gọi hắn là tên gia nô của Tàu cộng đại hán bành trướng. Chính hắn là kẻ đã đưa thằng con nuôi là Nguyễn Chí Vịnh (con ruột của tên đại việt gian Nguyễn Chí Thanh) từ từ lên giữ chức vụ chủ chốt của Tổng Cục 2, việt gian Nguyễn Chí Vịnh thực sự là con ngựa thành Troie của Tàu cộng đại hán bành trướng trong lòng đảng việt-gian cộng-sản, thì nay Nguyễn Thanh Giang tung ra ý kiến cho rằng Lê Đức Anh đã trở cờ, có nghĩa là từ một tên gia nô của Tàu cộng đại hán bành trướng, nay Lê Đức Anh đã quay đầu “thân” Mỹ.

Rồi từ đó, với lập luận vòng vo Tam quốc, cuối cùng Nguyễn Thanh Giang đã tìm cách bào chữa, để cho thấy rằng nội bộ của bọn việt-gian cộng-sản cũng có những con người tốt (gần đây, cựu Thủ tướng VNCH Trần Thiện Khiêm, vừa xuất hiện sau hơn 35 năm “ẩn dật”, cũng đã tuyên bố qua cuộc phỏng vần của Việt Dzũng trên SBTN rằng: “…Dù Cộng Sản hay Không Cộng Sản thì họ cũng có tinh thần dân tộc yêu nước. Kết án bây giờ hẳn có sự sai lầm chăng?”  Và: “Đảng Cộng Sản VN đang tổ chưc họp đảng và đang lấy từng ý kiến của người dân để thay đổi chế độ. Người dân cứ việc đưa ý kiến cho đảng Cộng Sản VN.” ” (sic)) (cũng xin qúy vị đọc kỹ trong bài của Giang viết). Chúng tôi chỉ xin đưa ra nguyên văn câu kết luận của Nguyễn Thanh Giang như sau: “Có đa nguyên đa đảng để rồi có một đảng mới lãnh đạo đất nước thì chắc là hơn. Trước mắt, chưa thể nào khác được thì đành mong sao các vị dự Đại Hội XI các vị bầu được, không phải là vỏ dưa. Có thể là như sau:
- Tổng Bí thư: Phạm Quang Nghị hoặc Trương Tấn Sang
- Chủ tịch nước: Nguyễn thị Doan hoặc Hồ Đức Việt
- Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Tấn Dũng
- Thủ tướng: Nguyễn Bá Thanh

Qua đề nghị này của Nguyễn Thanh Giang đã cho chúng ta thấy, tuy lối hành văn khác nhau, cách biểu hiện cũng khác nhau, nhưng nó lại hoàn toàn thống nhất với nhau, đó là quan điểm của Nguyễn văn Lý và Nguyễn Thanh Giang đều hoàn toàn giống hệt nhau. Nghĩa là nếu chưa thay đổi được triệt để thì thà rằng vẫn để cho cái đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền cai trị đất nước.

Chúng ta thử xét xem năm nhân vật mà Nguyễn Thanh Giang đề nghị. Thứ nhất, Tổng bí thư là Phạm Quang nghị. Chúng tôi sẽ nói nhiều thêm về Phạm Quang Nghị ở phần sau. Nên nhớ rằng tên Phạm Quang Nghị, hắn đang nằm trong nhóm Ủy viên Bộ chính trị khóa X này của tập đoàn việt-gian cộng-sản, và cũng là bí thư của đảng bộ việt-gian cộng-sản tại Hà nội.

Người mà Nguyễn Thanh Giang đề nghị giữ chức Chủ tịch nước là Nguyễn thị Doan (hiện nay đang đóng vai Phó chủ tịch nước cho việt gian Nguyễn Minh Triết). Nếu quay trở lại vài năm trước đây, Nguyễn thị Doan trước khi giữ chức Phó chủ tịch nước, đã từng làm bí thư đảng bộ của việt-gian cộng-sản tại tỉnh Hà Nam. Doan đã tham nhũng ra sao, cũng như sau khi giữ chức Phó chủ tịch nước, Doan đã đỡ đầu cho tên bí thư mới, một tay đàn em tiếp tục tham nhũng cùng cướp đất đai, tài sản, ruộng vườn của nông dân, khiến nông dân đã phẫn uất, tụ tập nhau biểu tình ra sao, xin quý độc giả tham khảo lại những bài cũ, trong đó có bài của nhà báo Việt Thường nói lý do vì sao khiến người dân ở tỉnh Hà Nam đã vùng lên.

Còn Hồ Đức Việt, hiện nay hắn đang giữ chức trưởng Ban tổ chức trung ương và cũng trong nằm nhóm ủy viên bộ chính trị kiêm bí thư trung ương của việt-gian cộng-sản.

Nguyễn Tấn Dũng, mọi người chúng ta không còn lạ gì một tên việt gian, đại tham nhũng này đã dính dáng đến nhiều vụ tham nhũng khác nhau. Trong đó vụ Bauxite Tây Nguyên, vụ Vinashin, vụ đường cao tốc v.v… và v.v…

Còn chức vụ Thủ tướng, theo Nguyễn Thanh Giang, hắn đề cử tên Nguyễn Bá Thanh hiện là ủy viên trung ương của khóa 2, và cũng là bí thư đảng bộ việt-gian cộng-sản tại Đà Nẵng. Nguyễn Bá Thanh nổi tiếng là một tên tham nhũng. Vụ Nguyễn Bá Thanh đã từng bị giám đốc công an Đà Nẵng và kế đó đã được đưa lên làm trưởng ban thanh tra của Bộ công an đã tố giác, nhưng với sự đỡ đầu từ bộ chính trị của việt-gian cộng-sản, thế là tay tướng công an việt-gian cộng-sản đã bị Nguyễn Bá Thanh hạ bệ mất chức. Với thành tích và con người của Nguyễn Bá Thanh như vậy, nay, Nguyễn Thanh Giang đề nghị hắn giữ chức vụ Thủ Tướng của việt-gian cộng-sản, thì chúng ta có thể hiểu Nguyễn Thanh Giang là ai và đường lối phục vụ của hắn nhắm vào đâu.

Khi Nguyễn Thanh Giang đề nghị một danh sách những nhân vật nắm các chức vụ chủ chốt của bộ máy cầm quyền việt-gian cộng-sản đã cho mọi người cùng thấy rằng hầu hết những kẻ do Giang đề nghị với bàn tay chất chồng tội ác đối với người dân và đất nước VN. Và chúng cũng đang là các ủy viên trong bộ chính trị của tập đoàn việt-gian cộng-sản, hoặc nằm trong ban chấp hành trung ương việt-gian cộng-sản thì rõ ràng quan điểm này của Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn văn Lý và Phan văn Lợi rất ăn khớp với nhau. Chỉ khác là mỗi kẻ trong từng cương vị của mình, một anh mặc áo chùng thâm, một tên đeo mark trí thức Tiến sĩ để cùng nói lên một tiếng nói giống nhau mà thôi. Quan điểm chính trị của Nguyễn Thanh Giang là như vậy.


Vấn đề thứ hai:

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, Nguyễn Thanh Giang đề nghị Phạm Quang Nghị giữ chức tổng bí thư ở khóa XI. Vậy Phạm Quang Nghị là một nhân vật ra sao, chúng ta cũng đã biết Phạm Quang Nghị đã được đề bạt vào một ghế của Ủy viên bộ chính trị kiêm giữ chức bí thư đảng bộ việt-gian cộng-sản tại Hà nội. Hắn là kẻ được hai tên việt gian Đỗ Mười và Lê Đức Anh tin cậy, ủng hộ và đề bạt vào  trong bô chính trị của tập đoàn việt-gian cộng-sản (xin quý bạn đọc tham khảo lại tài liệu trong thời kỳ chuẩn bị đại hội lần thứ X của việt-gian cộng-sản). Phạm Quang Nghị là kẻ cun cút, cu cút sang Tàu, và đương nhiên không chỉ riêng tên Phạm Quang Nghị, nhưng tất cả bọn chúng, đều là những tên gia nô của tàu cộng đại hán bành trướng. Và đừng quên rằng, chính việt gian Phạm Quang Nghị là kẻ đã chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức cái lễ hội “Ngàn Năm Thăng Long” đúng vào dịp quốc khánh của Tàu cộng trong đầu tháng 10 vừa qua. Mà theo tác giả Vân Anh, thì việc tổ chức “Ngàn Năm Thăng Long” của tập đoàn việt-gian cộng-sản từ 1/10/2010 đến 10/10/2010 là một biểu hiện rõ ràng nhất việc chúng công khai coi Việt Nam là một phần tự trị trong toàn khối Tàu cộng đại hán bành trướng hiện nay. Ngay việc rành rành trước mắt trong  đảng bộ bọn việt-gian cộng-sản lần này, chúng ta cũng có thể hiểu rằng con người của tên Việt-gian Phạm Quang Nghị giữa lời nói và việc làm như thế nào. Chúng tôi cũng xin kèm một bài trích từ báo Hà nội mới, để quý bạn đọc tiện việc theo dõi và hiểu rõ thêm về tổ chức của bọn việt-gian cộng-sản, chúng thật sự là khuôn mẫu nói láo cho tay sai của chúng, là Nguyễn Thanh Giang vậy. Trước khi bước vào bầu ban chấp hành của thành ủy việt-gian cộng-sản tại Hà nội, thì tên Tưởng Phi Chiến là phó bí thư thành ủy Hà nội, đã đọc một bài hướng dẫn mọi người bầu ban chấp hành lần này, ngoài việc phải hội đủ các yếu tố “đạo đức, khả năng, có tầm nhìn xa…(của chúng)” còn không phải là loại cán bộ giàu nhanh. Nhưng chúng ta cũng đừng quên rằng, trong cuộc bầu vừa qua, không kể những tên cũ ra, ngay tên trung tướng công an việt-gian cộng-sản Nguyễn Đức Nhanh, giám đốc công an việt-gian cộng-sản tại Hà nội, đặc biệt vẫn được giới thiệu bầu vào ban chấp hành đảng bộ việt-gian cộng-sản tại Hà nội trong lần này. Mặc dù hắn đã quá tuổi, nhưng được miễn trừ về tuổi tác. Và ai cũng có thể biết rằng tên việt gian Nguyễn Đức Nhanh này, ngoài những vụ hắn cùng các tên việt-gian khác như Phạm quang Nghị, Nguyễn Thế Thảo đã đàn áp giáo dân ở Hà nội như thế nào (các vụ Tòa Khâm Sứ. Giáo xứ Thái Hà …), cũng như chúng tìm mọi cách để loại trừ Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt ra khỏi Giáo phận Hà nội. Trên ngay chính Blog cá nhân của con trai tên việt-gian cộng-sản Nguyễn Đức Nhanh, nó đã tự khoe nó tiêu tiền như nước, thay đổi liền liền các xe hơi loại thật đắt tiền, như vậy, tên việt-gian Nguyễn Đức Nhanh này phải là kẻ giàu nhanh hay không? Và hắn đã làm giàu bằng cách nào?! Như thế, mới chỉ một việc đơn giản vậy thôi, mà chúng đã trơ tráo lật lọng từ lời nói sang hành động hoàn toàn trái ngược nhau. Câu nói: “Đừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì chúng làm” của cựu Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, thật đúng với bản chất và con người của cả tập đoàn việt-gian cộng-sản từ Hồ cho tới ngày chúng sẽ bị tiêu diệt.

 cha con tên việt-gian Nguyễn Đức Nhanh


 thằng con, Nguyễn Đức Quang, ăn chơi, tiêu hoang bằng mồ hôi và xướng máu của người dân Việt Nam

(dưới đây là một vài địa chỉ của những trang Blog, điểm qua sự ăn chơi của thằng Nguyễn Đức Quang, con thằng việt-gian Nguyễn Đức Nhanh.)



Điều này cho dù là một người không quan tâm việc chính trị, không quan tâm đến việc đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam, chỉ là một người đọc tin bình thường, cũng nhận ra bộ mặt thật của việt-gian Phạm Quang Nghị, thế mà Nguyễn Thanh Giang được lũ thổi kèn Tobia ở hải ngoại ra sức thổi hắn lên đến tận mây xanh là thành phần “đại trí thức”, nhà “đấu tranh cho dân chủ” nổi tiếng tại Việt Nam, lại cổ động đánh bóng cho tên việt-gian Phạm Quang Nghị trước đại hội lần thứ XI này của chúng và đề nghị việt-gian Phạm Quang Nghị vào chức tổng bí thư, có nghĩa là Nguyễn Thanh Giang đã mặc nhiên thừa nhận Phạm Quang Nghị có tài, có đức, có tầm nhìn xa… như tiêu chuẩn mà lần này tên việt-gian, thằng con hoang Nông Đức Mạnh đã đề ra cho các nhân vật được đề cử bầu vào ban chấp hành trung ương khóa XI của việt-gian cộng-sản.

Một lần nữa, bộ mặt Nguyễn Thanh Giang là ai và những kẻ đang tìm cách đánh bóng Nguyễn Thanh Giang như Nguyễn văn Lý là ai thì chúng ta đã quá rõ.


Vấn đề thứ ba:

Trong bài báo ngày 28/10/2010, có tên “Sự thật đằng sau cái chết của Paul”(chúng tôi cũng xin trích đăng kèm phía dưới để quý bạn đọc tiện tham khảo). Paul là tên chú bạch tuộc, mà trong trận đấu tranh giải World Cup 2010 vừa qua đã làm cho khán giả trên toàn thế giới phải ngạc nhiên, thích thú về khả năng tiên đoán đội banh nào thắng giải trong các cuộc tranh tài. Bài báo cho biết là bạch tuộc Paul thực sự đã chết trước khi kết thúc giải World Cup 2010. Khi nhà đạo diễn Jiang Xiao định làm một bộ phim nói vế cái chết của bạch tuộc Paul, thì mới phát hiện ra rằng: “Paul qua đời vào ngày 9/7, tức là 2 ngày trước trận Chung Kết World Cup diễn ra. Viện hải dương học Oberhausen đã che giấu thông tin này, và biến chúng ta trở thành những lẻ ngu ngốc trong một thời gian dài”.
  
Nam Nhân tôi nghĩ rằng, câu nói của nhà đạo diễn Jiang Xiao về việc nói láo, sai sự thật của Viện hải dương học Oberhausen qua cái chết của chú bạch tuộc Paul, chắc chắn thua xa việc nói láo của tập đoàn việt-gian cộng-sản về cái chết của tên tội đồ việt-gian Võ Nguyên Giáp. Bởi vì Giáp đã chết từ 2009, nhưng cho tới tận 2010 này, chúng còn bày trò, mần tuồng “báo cáo với Giáp” (trong đó có tên việt-gian Phạm Quang Nghị tham gia đóng phim) về tình hình lễ hội “Ngàn Năm Thăng Long”, và mới đây, còn bày trò, cả lũ kéo tới để gắn huy hiệu 75 tuổi đảng cho việt-gian Võ Nguyên Giáp. Có lẽ chúng cũng nghĩ rằng tất cả mọi người trong và ngoài nước đều là những kẻ ngu ngốc trong cả một thời gian dài chăng!


Thôi thì, giữa Giáp và chú bạch tuộc Paul, có lẽ cái chết của chú bạch tuộc Paul làm cho người ta luyến tiếc và thương hơn là tên sát nhân Võ Nguyên Giáp nổi tiếng “cầm quần chị em”.


Anh quốc, ngày 31 tháng 10 năm 2010
Nam Nhân (Quân nhân QLVNCH)

--------------------------------------

VỀ CHUYỆN TỔNG BÍ THƯ SẮP TỚI CỦA ĐCSVN

Bài viết “ Việc hệ trọng hàng đầu hiện nay ” làm dấy lên hai luồng dư luận phản ứng khá sôi nổi:
-    Lê Đức Anh trở cờ thật hay Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Thanh Giang bị Lê Đức Anh lừa ?
-    Gạt Nguyễn Phú Trọng để nhận Nguyễn Tấn Dũng thì khác nào tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa!

Về luồng dư luận thứ nhất –

Tôi nghĩ ông Lê Đức Anh trở cờ thật. Có ba lý do để tin điều này:
Một là, do xét bản chất con người như đã nêu trong bài “ Việc hệ trọng hàng đầu hiện nay ”.

Hai là, có điều kiện để trở cờ. Thực ra, những người lãnh đạo cộng sản nói chung không kém cỏi, dốt nát. Có điều chất quân tử trong họ rất it, mà bản chất là tiểu nhân. Khi nhìn xa họ dễ bị quáng nhưng ở tầm nhìn ngắn của họ sắc sảo đến mức ma mãnh. Fidel Castro muốn được tôn vinh là ngọn cờ tiên phong chống Mỹ, chống Phương Tây nên mới tìm theo một chủ nghĩa khác chủ nghĩa mà Phương Tây đang theo. Suốt bao năm dìm nhân dân trong đói khổ cơ cực cũng cứ phải làm XHCN, nhưng thực ra XHCN chỉ là phương tiện để giữ cho được cái hào quang của ngọn cờ tiên phong kia, dù rồi đây ông ta có bị phán xử là tội đồ nghìn lần đáng nguyền rủa của dân tộc. Thế nhưng gần đây ông ta đã phải bỏ của chạy lấy người mà thở dài than rằng CNXH không còn thích hợp với Cuba nữa.

Nguyễn Phú Trọng bấu víu Trung Quốc phần chính là để giữ cho được cái gọi là “ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ” được xem là sự sáng tạo lý luận của anh ta. Mặc cho đất nước quằn quại bao lâu trong sự dò dẫm mù lòa, anh ta cứ cố giữ để còn được mê đắm trong cái thứ hào quang hư ảo ấy cho đến ngày bị trừng phạt.

Ông Lê Đức Anh không bị ràng buộc một cách chính danh với những điều kiểu như vậy.

Ba là, tình thế đã đến mức không trở cờ không được.

Khí thế cách mạng dân chủ ngày một dâng cao và tinh thần chống hiểm họa Bắc triều ngày càng sôi sục.

Nếu cách đây trên chục năm chỉ “ năm anh em trên một chiếc xe tăng ” chúng tôi dám ký tên chung vào các bản kiến nghị thì nay về số lượng đã lên đến con số 38, về chất lượng đã có rất nhiều người từng giữ các chức vụ cao trong Đảng, nhiều vị tướng … cùng ký tên.

Nếu trước đây chỉ Phạm Thanh Nghiên tọa kháng trong nhà bên khẩu hiệu Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam và Nguyễn Xuân Nghĩa, Vũ Hùng, Phạm Văn Trội …. đem những khẩu hiệu ấy treo trên đường phố thì nay những khẩu hiệu như thế xuất hiện cả trên vách núi xa xôi hẻo lánh, trên những tấm áo phông ngang nhiên giữa phố đông, Từ nước ngoài trở về, có đảng viên Viêt Tân dám công khai đứng phân phát áo phông mang khẩu hiệu này cùng với truyền đơn ngay trước tượng đài Lý Thái Tổ bên hồ Hoàn Kiếm trong lễ hội ngàn năm Thăng Long….

Rồi hàng nghìn, hàng vạn chữ ký đòi ngăn Trung Quốc vào khai thác Bôxit Tây Nguyên ….

Nét mới rất quan trọng là, tinh thần chống Trung Quốc bỗng trở thành quyết liệt hơn trên thế giới. Điều lý thú là, tinh thần ấy được khai hỏa chính từ Việt Nam, tại Diễn đàn Khu vực Asean, khi bà ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố: “ Hoa Kỳ xem việc tự do lưu thông, tự do lui tới và sự tôn trọng luật lệ quốc tế trên Biển Đông phù hợp với quyền lợi của Hoa Kỳ ”, “ Tại Hội nghị các Bộ trưởng Asean năm ngoái, tôi đã thông báo Hoa Kỳ trở lại Đông Nam Á và đã cam kết sẽ làm việc với các nước Asean để nâng cao lợi ích và các giá trị mà chúng ta chia sẻ…. hôm nay tôi xin nhắc lại rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm việc với từng nước thành viên Asean để thúc đẩy quan hệ đối tác giữa các quốc gia

Được lời như cởi tấc lòng, tổng thống Philippines Benigno Aquino, bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York tuyên bố: "Asean sẽ hợp thành một khối nếu Trung Quốc sử dụng sức mạnh trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông ".

Trong cuộc nói chuyện với sinh viên Việt Nam nhân kỳ họp các Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng sẵn sàng đòi vào cuộc: “ Để giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và bảo đảm an ninh, tự do lưu thông trên Biển Đông, thì đàm phán song phương là chưa đủ, cần phải có thể chế đàm phán đa phương ”.

Trong khi đó bản thân Trung Quốc rất bất ổn, đến mức tuồng như thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng muốn trở cờ khi ông công khai thừa nhận: “ nguyện vọng và đòi hỏi của dân chúng về dân chủ, tự do là một sức mạnh không thể kháng cự ”.Trong cuộc phỏng vấn được đài truyền hình CNN trình chiếu hôm chủ nhật mồng 3 tháng 10 vừa qua, ông nói với phái viên Fareed Zakaria rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải hành động theo đúng hiến pháp và pháp luật, chứ không thể đứng trên hiến pháp và pháp luật như trong thời kỳ còn là một đảng cách mạng đang đấu tranh để giành chính quyền. Trước đó, vào ngày 22 tháng 8, nhân dịp kỷ niệm 30 năm đổi mới kinh tế ở thành phố Thẩm Quyến ông cũng từng khuyến cáo rằng chính quyền cần phải tạo điều kiện để người dân có thể giám sát và phê phán những hoạt động chính phủ và giải quyết điều mà ông gọi là “ sự tập trung quá độ của những quyền lực không hạn chế ”.

Ở Việt Nam, góp ý Đại hội Đảng XI, cựu chủ tịch UBND tỉnh An Giang, em trai chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết viết: “ Mười năm sơ cứng là vậy. Đến khi không thể chịu nổi, đứng trước sự mất còn của chế độ mới tự cởi trói bung ra, tìm đường đổi mới!.

Đổi mới thật sự là trở lại gần như cũ ( làm mới cái cũ ), như nhà cũ sửa sang, sơn phết cho sáng sủa hơn. Nếu sơn sửa kiểu này thấy không được ( hoặc bị chê ) thì làm mới kiểu khác, hoặc thậm chí trở lại như chưa đổi mới cũng dễ dàng, không bị cho là " phá cách ", " mất lập trường". Nhưng phải công nhận rằng nhờ có đổi mới mà kinh tế đời sống có phát triển, chính trị xã hội có cởi mở.

Song nhịp độ tiến bộ vẫn không theo kịp đổi thay như giông bão của thời cuộc trên phạm vi toàn cầu về chánh trị, kinh tế, khoa học công nghệ, quan hệ giửa các cường quốc, các dân tộc, giửa các nền văn minh và thái độ ứng xử với thiên nhiên - biến đổi khí hậu v.v... Chính vì chậm mà bị tụt hậu trên nhiều phương diện, thậm chí có những vấn đề lại trầm trọng hơn như hiệu quả đầu tư ngày một kém, dân chủ còn gò bó và hình thức, đạo đức xã hội và cả tư cách đảng viên cán bộ có bộ phận không nhỏ cứ ngày một sa sút, tham nhũng, lãng phí, nhất là lãng phí không đo đếm được ngày một lan rộng...

Đã đến lúc phải đổi thay để tiếp tục sự nghiệp đổi mới. Vậy đổi thay cái gì? Tất nhiên là toàn diện, có kế thừa thành quả đổi mới, trong đó nền tảng là thiết kế lại thể chế chánh trị ”.

Tiến sỹ Nguyễn Đình Lộc, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Tư Pháp thì công khai bầy tỏ sự mất lòng tin: “ Tình hình như thế này thì không thể đột phá, mọi sinh hoạt vẫn theo cách cũ, hy vọng ngay điều gì là rất khó. Cương lĩnh chẳng sửa nhiều, đúng hơn là có sửa nhưng không cơ bản. Rồi những gương mặt có khả năng thành người đứng đầu, không biết có ai ấp ủ gì không, còn nếu nhìn những gì bộc lộ ra ngoài thì chưa thể kỳ vọng gì lớn ở Đại hội này ”.

Cựu đại sứ Việt Nam tại Thái Lan Nguyễn Trung không chịu nổi nỗi búc xúc đã phải bộc trực:  “ Tôi đã nhiều lần cố tình tìm ra những điều tốt đẹp nhất mà các văn kiện và ngôn ngữ chính thống của Đảng lúc này lúc khác nói về đề tài này để làm sáng tỏ cho bản thân mình khái niệm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng lần nào tôi cũng chỉ tìm thấy: cái tốt đẹp, chí ít là cái mà Ban Tuyên giáo giải thích hay định áp dụng, thì các nước văn minh đều làm như thế và có không ít cái họ làm tốt hơn ở nước ta rất nhiều, ví dụ vai trò quản lý của nhà nước, vai trò và quyền hạn gắn với trách nhiệm của đảng cầm quyền, các quyền tự do dân chủ của dân… vân vân… Tất cả những điều tốt đẹp mà Ban Tuyên giáo muốn này (tôi cứ giả định là Ban Tuyên giáo muốn như vậy cho đất nước) hầu hết những nước văn minh này đều có rất đậm nét hơn ở nước ta mà họ không cần đến định hướng xã hội chủ nghĩa. ….Theo tôi, nên bỏ cách nói “định hướng xã hội chủ nghĩa ” chung chung và quá mơ hồ như thế này đi, vì nó chỉ có tác dụng biện hộ cho lạm dụng. Chỉ nên trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật hiện hành nói thẳng ra các việc A, B, C,.. mà Đảng và các đảng viên phải làm, nhà nước, cán bộ và công dân ta phải làm, những cái gì là cấm. Còn ai thích mơ mộng về định hướng xã hội chủ nghĩa, thì đấy là quyền cá nhân riêng tư của người ấy – vì tư duy là tự do mà, phải tôn trọng; nhưng đưa mơ mộng riêng tư của mình vào luật pháp và thể chế của cả nước thì không được ”.

Tiếp bước các đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh, Trần Quang Cơ, một cán bộ đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc kỳ cựu, ông Dương Danh Dy cũng đã phải bầy tỏ cái nỗi “ nghĩ lại mà kinh ” của mình: “ …như sau này tôi ngộ ra: bắt đầu tại hội nghị ấy, ban lãnh đạo Trung Quốc đã thấy Việt Nam là một “ món hàng có giá ” có thể dùng để trao đổi, mua bán với mấy nước lớn khác nhằm phục vụ lợi ích chủ yếu của họ thì sự thể sau này sẽ khác đi rất nhiều. Nhưng tiếc rằng ngoài Hồ Chí Minh ra, hình như ít người thấy được sự lợi dụng tinh tế đó …Còn ai bảo tôi ngu, tôi xin nhận và cám ơn. Xin nói không phải là để bào chữa cho sự kém cỏi của mình, ngay đến Khorutsov, nhân vật nổi tiếng một thời của Liên Xô cũ đã phải cay đắng thốt lên: “ chỉ có những thằng ngu mới tin được Trung Quốc ” sau khi bị họ lừa một cách vô cùng khôn khéo! Và không ít người Mỹ cũng đã ăn phải quả đắng của Trung Quốc đấy! ” ….

Trước tình hình như thế, chỉ những kẻ lú lắm mới không trở cờ.

Về luồng dư luận thứ hai –

So với cái vỏ dưa Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng có thể cũng chỉ là cái vỏ dừa. Tuy nhiên, liệu có thể kỳ vọng tại Đại hội XI này sẽ xuất hiện một Tổng Bí thư không từ ủy viên Bộ Chính trị hiện nay chăng? Chắc chắn không. Giả sử ngay ngày hôm nay có đấng tối cao nào ra được cái lệnh buộc Đảng phải dân chủ hóa thật sự thì may ra mới bầu được một người ngoài Bộ Chính trị làm Tổng Bí thư nhưng không hẳn người đó sẽ là người xứng đáng ( dù chỉ là đối với ĐCSVN ). Cái thể chế chính trị triệt tiêu cá nhân, buộc mọi người làm nô lệ cho Đảng thì làm gì có ai mở mặt ra để mọi người nhìn thấy được. Nếu thực thi dân chủ thực sự thì cái cơ chế ấy cũng phải vận hành một thời gian khá lâu mới đủ để các ngôi sao xuất hiện, từ đấy đảng viên hoặc nhân dân có thể bầu chọn.

Ở bài ‘ Việc hệ trọng hàng đầu hiện nay ’ tôi chỉ đặt một yêu cầu vô cùng bức thiết là gạt cho được cái vỏ dưa kia – kẻ tội đồ hăng hái nhất trong việc đẩy đất nước trượt dài trên con đường xã hội chủ nghĩa lăng nhăng và chui tọt vào thòng lọng Trung Quốc. Ngoài ra, vì không có dân chủ thì tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa cũng tạm đành chứ sao bây giờ! ( vỏ dưa tệ hại hơn vỏ dừa ).

Vả chăng, hình như người ta cũng không công bằng lắm với Nguyễn Tấn Dũng. Mấy ngày gần đây tôi có nhận được nhiều thư gửi qua bưu điện, nhiều email, nhiều cú điện thoại … kể rất nhiều tội của ông Dũng. Thực ra, đâu chỉ có Vinashin, để không bị quy chụp chệch hướng XHCN phải thực hiện chủ trương kinh tế nhà nước làm chủ đạo cho nên phải có rất nhiều          “ vinashin ”. Hồi mới lên, ông Dũng từng tuyên bố sẽ xây dựng nền kinh tế thị trường đầy đủ đấy chứ. Nhưng rồi … Dưới quyền Đảng này lãnh đạo, với chủ trương đường lối này thì có đưa Lý Quang Diệu, Putin vào đây làm thủ tướng rồi cũng sẽ vào tù cả thôi.

Ông Dũng cũng không phải là người đưa Trung Quốc vào khai thác Bôxit Tây Nguyên. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã ký lệnh này trước rồi, Thủ tướng sao không thực hiện cho được.

Thủ tướng nào phá nổi Hội trường Ba Đình, mở rộng nổi Thủ đô. Có những việc quýt làm cam chịu. Ai cũng biết cha đẻ Tổng cục 2 là Lê Đức Anh nhưng bắt được tay, giay được mặt lại chỉ thấy thủ tướng Võ văn Kiệt và chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh là những người có trách nhiệm ký các văn bản.

Khi mới lên làm thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng không đi Trung Quốc trước như Nguyễn Phú Trọng mà đi Nhật. Trong khi đó, ông tiếp tổng thống Bush rất nhiệt tình. Ông đi Vatican rồi về gặp Ngô Quang Kiệt hứa giải quyết tốt đẹp vụ Tòa khâm sứ ở Hà Nội ….

Hãy nhớ lại, Nguyễn Văn Linh khi mới lên, tỏ ra rất khá. Nào là “Tự cởi trói” nào “Việc cần làm ngay” …. Thế mà, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ông cũng tịt, cũng hỏng dần.

Có đa nguyên đa đảng để rồi có được một đảng mới lãnh đạo đất nước thì chắc là hơn. Trước mắt, chưa thể nào khác thì đành mong sao các vị dự Đại hội XI bầu được những người không phải là vỏ dưa. Có thể là như sau:
- Tổng Bí thư: Phạm Quang Nghị hoặc Trương Tấn Sang 
-  Chủ tịch nước: Nguyễn thị Doan hoặc Hồ Đức Việt  
-  Thủ tướng: Nguyễn Bá Thanh  
-  Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Tấn Dũng

Hà Nội 24 tháng 10 năm 2010 
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 -  Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội 
Điện thoại: ( 04 ) 35 534 370
------------------------------

BCH Đảng bộ Hà Nội: Đảm bảo không có người 'giàu nhanh'
Cập nhật lúc 19:17, Thứ Năm, 28/10/2010 (GMT+7),
- Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo và ba tân Phó Bí thư của Hà Nội đã thẳng thắn trả lời những câu hỏi của báo chí tại cuộc họp báo ngắn ngay sau khi Đại hội Đảng bộ Hà Nội bế mạc.
Chọn cán bộ qua nhiều vòng
VnExpress: Bí thư có thể chia sẻ cảm xúc của mình sau khi tái đắc cử?

Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị: Cảm xúc của tôi, đó là ý thức được trách nhiệm nặng nề trước yêu cầu, đòi hỏi của nhiệm kỳ mới.
Nhưng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng sức manh, sự đoàn kết của nhân dân và BCH Đảng bộ sẽ là động lực để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội đề ra.

VietNamNet: Bí thư đánh giá gì về năng lực cũng như trình độ của đội ngũ cán bộ trẻ Hà Nội? Một trong những tiêu chí khi bầu BCH Đảng bộ thành phố là phải có đủ ba độ tuổi để đảm bảo tính kế thừa. Theo Bí thư, đội ngũ cán bộ trẻ Hà Nội hiện nay đã đủ năng lực gánh vác những trọng trách và đảm nhận những cương vị chủ chốt trong bộ máy chưa?

Ông Phạm Quang Nghị: Tôi muốn nhắc đến hai câu tổng kết sâu sắc của nhân dân.

Câu thứ nhất là "tre già măng mọc". Đó là chân lý cuộc sống. Hiện nay, tre rất nhiều, rất tốt. Măng cũng rất nhiều, rất tốt.

Câu thứ hai, "hổ phụ sinh hổ tử". Ý nói truyền thống sẽ được tiếp nối. Tuổi trẻ Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung thời kỳ nào cũng có những người tiêu biểu cho thế hệ trẻ. Liên hệ với từng lĩnh vực, từng công việc, từng hoạt động đều có những tấm gương tuổi trẻ tiêu biểu, đáng tự hào.

VietNamNet: Bí thư bình luận gì về việc Hà Nội chỉ chọn được hơn 3% cán bộ trẻ tham gia Ban chấp hành trong khi cơ cấu phải là 15%? Nguyên nhân do đâu? Vì Hà Nội thiếu cán bộ trẻ đủ năng lực, do quy trình tuyển lựa sót lọt hay do Hà Nội chưa tạo đủ điều kiện cho cán bộ trẻ phát huy năng lực?

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Công Soái: Thành ủy đánh giá rất cao đội ngũ cán bộ trẻ. Theo dự kiến, Hà Nội phải chọn được đủ tỷ lệ 15% cán bộ trẻ, 15% cán bộ nữ tham gia BCH Đảng bộ. Nhưng kết quả không như mong muốn. Chỉ chọn được 3% cán bộ trẻ và 12% cán bộ nữ.

Xin nói thế này, sau mở rộng địa giới thì số lượng cán bộ thuộc diện Ban thường vụ Thành ủy quản lý lên tới gần 900 người, với 99 đồng chí là ủy viên BCH khoá XIV, 23 người trong Ban thường vụ.

Trước tình hình số lượng cán bộ đông như vậy, Thường trực khóa cũ đã đặt mục tiêu tìm kiếm, đào tạo và bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ trẻ để giới thiệu cho ĐH nhiệm kỳ mới.

Hà Nội là một trong những nơi thực hiện quy hoạch cán bộ rất bài bản.

Quá trình chọn lựa cán bộ trải qua nhiều vòng. Đầu tiên là giới thiệu tại Hội nghị cán bộ chủ chốt, sau đó BCH Đảng bộ cấp ủy giới thiệu, rồi thường vụ giới thiệu, nếu cán bộ đạt tỷ lệ đồng ý 50% là được. Sau đó cấp ủy trên cũng thông báo danh sách các đồng chí được quy hoạch khóa mới.

Sang đến 2009, chúng tôi tiếp tục rà soát quy hoạch. Những người quá tuổi đều bị đưa ra khỏi danh sách, bổ sung người mới.

Công tác quy hoạch được làm bài bản, khoa học, công khai, dân chủ.

Còn lý do vì sao khi ra ĐH lại không giới thiệu được đủ số lượng cán bộ trẻ, cái này do ĐH quyết định. Quyền quyết định là ở đại biểu.

Các cán bộ trẻ đều có đủ khả năng, đủ năng lực, nhưng xin thưa với một số lượng đông như vậy, vấn đề là lựa chọn ai?

VietNamNet: Vậy chiến lược cán bộ sắp tới của Hà Nội là gì? Thành ủy nói gì với đội ngũ cán bộ trẻ đang nỗ lực phấn đấu hiện nay?

Tài sản 50 triệu đồng phải kê khai

Ông Nguyễn Công Soái: Chúng tôi đã có chương trình tuyển chọn đào tạo, bồi dưỡng 500 SV tốt nghiệp loại khá các trường đại học. Họ sẽ được đào tạo công tác tổ chức xây dựng đảng, tuyên giáo, kiểm tra trong khoảng 1 năm, sau đó cử về cơ sở.

Từ nay đến 2015, với đội ngũ 500 sinh viên đó, được đào tạo và rèn luyện ở cơ sở thì nhiệm kỳ mới sẽ có cán bộ trẻ.

Thanh Niên: Xin hỏi Phó Bí thư Tưởng Phi Chiến, như đề án nhân sự của Thành uỷ trình ĐH là không bầu vào BCH Đảng bộ những người tham nhũng, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất không rõ nguồn gốc, kê khai tài sản không minh bạch. Vậy ông có cam kết là 75 người được bầu vừa rồi đều không phải là người như vậy?

Phó Bí thư Thành ủy Tưởng Phi Chiến: Quá trình chuẩn bị cho công tác nhân sự của BCH Đảng bộ thành phố được làm nghiêm túc, công phu để chọn được những cán bộ đủ tiêu chuẩn, chất lượng.
BCH Đảng bộ thành phố đã xây dựng đề án nhân sự, đặc biệt nêu tiêu chuẩn kiên quyết không bầu vào BCH Đảng bộ những cán bộ có biểu hiện tham nhũng, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản mà không giải trình được rõ nguồn gốc.

Tất cả những tiêu chuẩn này chúng tôi đưa xuống cơ sở để có một danh sách báo cáo với ĐH thì phải qua nhiều vòng giới thiệu của cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ.
Ví dụ, vòng thứ nhất thì để từng cơ quan, đơn vị giới thiệu hội nghị cán bộ chủ chốt, thấy ai xứng đáng thì giới thiệu cho thành phố.

Sau khi rà soát, đánh giá, thấy đủ tiêu chuẩn thì Thành ủy lại giới thiệu quay trở lại để cho cơ quan cơ sở đó giới thiệu thêm lần thứ hai. Bên cạnh đó, chúng tôi yêu cầu đồng chí nào trong danh sách được lựa chọn giới thiệu thì đưa về lấy ý kiến nhận xét đánh giá của chi ủy, chi bộ nơi sinh sống.

Thứ ba, từng người một khi được đưa vào danh sách đã phải kê khai tài sản theo đúng quy định pháp luật. Tài sản từ 50 triệu đồng trở lên đã phải thực hiện kê khai.

Quan điểm là phải dựa vào dân, kể cả đánh giá cán bộ. Việc đưa về cơ quan và nơi sinh sống để nhận xét chính là dựa vào dân.

Khi ở đó đánh giá thì họ đã qua quá trình theo dõi làm việc và sinh hoạt. Họ đưa nhận xét đánh giá lên thì chúng tôi rất tin tưởng cơ sở.

Chúng tôi cho rằng những nhận xét, đánh giá đó chắc chắn đảm bảo công tâm, khách quan.
Căn cứ vào các nhận xét của cơ sở, vào quá trình theo dõi cán bộ thì xin đảm bảo 75 người được bầu vào BCH Đảng bộ thực sự tiêu biểu, đảm bảo tiêu chuẩn.

An ninh Thủ đô: Như đánh giá vừa qua của Đảng bộ TP thì Hà Nội khẳng định đã dám nghĩ dám làm, dám giải quyết những việc phức tạp, không ngại chịu trách nhiệm. Tinh thần này liệu có được tiếp tục phát huy trong nhiệm kỳ mới nữa không?

Ông Phạm Quang Nghị: Như tôi đã nói trước ĐH là vừa qua có những việc tưởng chừng không thể hoàn thành, nhưng đã được hoàn thành. Có những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua nhưng chúng ta đã vượt qua.

Ví dụ trước Đại lễ 2 tháng, ít người tin Đại lộ Thăng Long sẽ hoàn thành. Hai năm trước khi khởi công Bảo tàng Hà Nội cũng có người nghi ngại khả năng hoàn thành đúng tiến độ. Nhưng bây giờ các công trình đã xong.

Tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết tâm thực hiện việc lớn, việc khó đã từng có trong tiền lệ thì trong nhiệm kỳ tới càng phải phát huy nhiều hơn nữa.

  • Lê Nhung ghi

-----------------------------------

Sự thật đằng sau cái chết của Paul!
Cập nhật lúc 13:34, Thứ Năm, 28/10/2010 (GMT+7)

Hôm thứ Hai vừa qua, viện hải dương học Oberhausen chính thức công bố thông tin, ngôi sao sáng nhất kì WC 2010, “thầy” bạch tuộc Paul đã qua đời. Tuy nhiên, tờ Guardian ngày hôm nay tiết lộ một thông tin gây shock cho dư luận: thực chất ‘thầy” Paul đã chết từ khi WC chưa kết thúc.

Tất nhiên, thông tin về việc bạch tuộc Paul đã ra đi mãi mãi là sự thật 100%. Nhưng “thầy” qua đời khi nào và ra sao thì lại vẫn là một câu hỏi lớn, khi đạo diễn Jiang Xiao - người đang thực hiện bộ phim “Ai giết bạch tuộc Paul” (tựa gốc “Who killed Paul the Octopus”) mới đây đã tiết lộ nhiều bí mật gây shock xung quanh cái chết của ông thầy tiên tri này.

Theo ý kiến của Jiang Xiao, thực chất Paul đã qua đời từ cách đây 3 tháng tức là trước khi kì WC 2010 kết thúc (mà chính xác là ngày 9/7, 2 ngày trước trận CK giữa Tây Ban Nha và Hà Lan). Và viện hải dương học của Đức đã giữ kín bí mật này, thay thế vào vị trí của Paul bằng một chú bạch tuộc khác. Jiang Xiao cho biết có thể tự tin phỏng đoán của mình là chính xác tới 70%. Giải thích cho tuyên bố của mình, đạo diễn này cho biết: “Mọi con bạch tuộc nhìn đều giống nhau như lột. Hầu như người ta không thể phân biệt được chúng”.


Jiang Xiao tiết lộ thêm, trong quá trình xây dựng bộ phim “Ai giết bạch tuộc Paul”, bà đã phải cất công tìm hiểu rất kĩ càng mọi thông tin có liên quan tới “nhà tiên tri” kì lạ này. Jiang đề nghị rất nhiều sự giúp đỡ từ viện hải dương học Oberhausen, nhưng thái độ của phía họ là rất thận trọng và e ngại.

“Chúng tôi thường xuyên liên lạc với viện hải dương học nơi bạch tuộc Paul sinh sống để đề nghị giúp đỡ từ phía họ giúp chúng tôi hoàn tất bộ phim này. Tuy nhiên, họ lại tỏ ra khá dè dặt và e ngại với chúng tôi. Nội dung chính của bộ phim là đề cập tới những bí mật đằng sau Paul, có lẽ đó là lý do khiến họ cảm thấy bất an”.

“Để có thể thực hiện phim “Ai giết bạch tuộc Paul”, đoàn làm phim đã phải nghiên cứu cực kì kĩ lưỡng mọi thông tin liên quan tới chú bạch tuộc kì lạ này. Tôi có thể khẳng định 60-70% rằng, Paul qua đời vào ngày 9/7, tức là 2 ngày trước trận CK World Cup diễn ra. Viện hải dương học Oberhausen đã che giấu thông tin này, và biến chúng ta thành những kẻ ngu ngốc trong cả một thời gian dài”.


Trước lời cáo buộc gây shock của đạo diễn Jiang Xiao, người đại diện của viện hải dương học Oberhausen lập tức lên tiếng phủ nhận: “Thông tin Paul qua đời từ hồi mùa Hè là hoàn toàn không xác thực. Chúng tôi có thể khẳng định một lần nữa, bạch tuộc Paul mới chỉ qua đời hôm thứ Hai vừa qua”.

Trong khi đó, không cần biết sự thật Paul chết từ bao giờ, vị cựu thuyền trưởng ĐT Argentina, Diego Maradona không giấu giếm niềm vui sướng: "Tôi hạnh phúc vì bạch tuộc Paul đã qua đời. Việc Argentina thua ĐT Đức chính là lỗi của nó".

Theo Bongdaso.com
“Thày” Paul qua đời từ 2 tháng trước?
Cập nhật lúc 11:52, Thứ Tư, 27/10/2010 (GMT+7)

Saturday, October 30, 2010


LUẬN ĐỀ NGÔ ĐÌNH NHU
VÀ GIẢI PHÁP HIỆN CHÍNH VIỆT NAM.. 

                                                                        
Nguyễn duy Thành
    Nhân loại qua được giai đoạn hồng hoang để tấn tới thế giới ổn định như ngày nay, thì công lao đóng góp bởi các vĩ nhân của từng quốc gia thật đáng ghi nhận.
Nhưng hơn hẳn các bậc vĩ tài đã thấy. Ngô Đình Nhu đã để lại cho Việt Tộc của ông một tiến trình kiến quốc và giử nước bằng sử liệu, mà hiếm thấy ai đó trong thiên hạ có biệt tài tiên tri được trăm năm sau về số phận của một quốc gia, như chính ông !
   Tất cả hùng tâm đại chí và binh thao chính lược của Nhà tư tưởng uyên bác này đã được cô đọng và đúc đặc trong đại chánh tác :
         CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM                              


   Trân trọng nhận xét một cách khác rằng : Hôm nay, hay mai đây, cho dẫu Việt Nam thuộc thể chế nào ; các nguyên thủ quốc gia hùng tài vĩ lược đến đâu ; nhưng 2 lãnh vực quân sự và chính trị không trải qua thực nghiệm như công trình nghiên cứu của Ngô tiên sinh, thì cái họa xâm lấn của người Phương Bắc vẫn còn lơ lửng ở đó !
   Do vậy, rất khiêm cung và hoàn toàn khả tín để kính ngõ rằng : CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM là một «  cẩm nang chính trị » cho ai đang, và sẽ là nguyên thủ quốc gia sau này, hoăïc mộ hoài nuôi chí trấn quốc an dân Việt Nam !
   Hãy cùng nhau nghiệm kỹ suy sâu một đoạn nhận định của ông để chứng minh sau 50 năm, Ngô Đình Nhu đã hóa người thiên cổ nhưng nỗi lo xa về ngày vong quốc trong nhãn lực của ông đã vận vào mệnh nước hôm nay, rằng :
   « .. Sự chia đôi lãnh thổ đã tạo thành hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. (..) Các lãnh đạo miền Bắc, khi đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.
       Sở dĩ tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa hình thành, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian. 
         Trong hoàn cảnh hiện tại. Sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho các nhà lãnh đạo cộng sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nay họ vẫn tiếp tục ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng.
         Vì vậy cho nên, sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của dân tộc. Do đó, tất cả nổ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy trì lối thoát cho miền Bắc, và cứu dân tộc khỏi ách thống trị một lần nữa..(..)”
   Nhận định xưa, nay thành sự thật, hiện hữu bi quan và e ngại là chánh sự quốc gia đang trong vòng bế tắc, mà luận cứu của người xưa là sinh lộ giải vây nhưng ít ai màng tưởng đến !
   Ngộ từ ý trên, xin vịn vào một phần nào đó trong lý thuyết chính trị của ông Ngô Đình Nhu, ngõ hầu trình ra vài điểm căn bản thực tế với tình hình chính trị Việt Nam hiện nay. Mong may ra; ai đó cao kiến mà kiếm tìm ra giải pháp để quê hương sớm được minh thời!

XÁC QUYẾT QUAN ĐIỂM CHÍNH TRỊ CỦA QUỐC GIA THEO ĐỊA LÝ CHÍNH TRỊ CỦA QUỐC GIA.

    Rất khác với quan niệm của các chính trị gia đương thời. Về Trung Hoa, ông Ngô Đình Nhu quả quyết kết luận bằng quá trình lịch sử của dân tộc, rất khoa học và tâm lý, ông lý giải là :
   « (..) Trong lịch sử bang giao giữa chúng ta và Trung Hoa, các biến cố xảy ra đều do hai tâm lý đối chọi nhau. Từ năm 972, sau khi nhìn nhận độc lập của Việt Nam rồi, lúc nào Trung Hoa cũng nghĩ rằng đã mất một phần lãnh thổ quốc gia, và lúc nào cũng khai thác mọi cơ hội đưa đến, để thâu gồm phần đất mà Trung Hoa xem như là của họ.
(..) Ý cố định của Trung Hoa là đặt lại nền thống trị, và không lúc nào Trung Hoa thỏa mãn với sự thần phục và triếu cống của chúng ta. Ngay mà những lúc quân đội chúng ta hùng cường nhất, và chiến thắng quân đội Trung Hoa, thì các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng khôn ngoan tìm cách thỏa thuận với Trung Hoa và tự dặt mình vào chế độ thuộc quốc. Nhưng điều mà Trung Hoa muốn không phải là Việt Nam chỉ thần phục và triều cống. Trung Hoa suốt gần một ngàn năm lịch sử, lúc nào cũng muốn lấy lại mãnh đất mà Trung Hoa coi như bị tạm mất.(..)
Họa xâm lăng de dọa dân tộc chúng ta đến nỗi trở thành một ám ảnh cho tất cả các nhà lãnh đạo của chúng ta, và do đó mà lịch sử ngoại giao của chúng ta lúc nào cũng bị chi phối bởi tâm lý thuộc quốc..(..) Và để đối phó lại, các nhà lãnh đạo chúng ta chỉ có 2 con đường, một là thần phục Trung Hoa, hai là mở rộng bờ cõi về phía Nam(..)
   Aûnh hưởng Tâm Lý Thuộc Quốc từ cổ sử kéo dài đến thời cận đại, rồi tiếp nối tới thời hiện đại ngày nay, thì một cách nhìn khác của ông Ngô Đình Nhu về đường lối, chủ trương, xa hơn là học thuyết Cộng Sản mà trong thời kỳ chiến tranh, hay bây giờ các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam vẫn cố bám theo Trung Cộng, theo ông Nhu thì:
   «  (..) Sự phát triển của một nước nhỏ như quốc gia Việt Nam, không dễ trở thành một sự de dọa cho ai cả, và do đó, sẽ không tạo một phản ứng thù nghịch nào có thể gây trở lực cho công cuộc phát triển của chúng ta.(..) Trong khi đó, sự phát triển của một khối dân, như khối dân Trung Cộng, tự nó sẽ là một sự de dọa cho tất cả thế giới, dầu mà các nhà lãnh đạo Trung Cộng không có tham vọng như hiện nay. Và đương nhiên, những phản ứng thù nghịch sinh ra khắp nơi và dựng lên vô số trở lực cho công cuộc phát triển.
   Hoàn cảnh phát triển của Việt Nam và Trung Cộng khác nhau là như vậy.
(..) ..Như vậy thì, sự gắn liền vận mạng của Việt Nam với vận mạng của Trung cộng, trong giai đoạn phát triển hiện nay, là một hành động di hại cho dân tộc.
(..) Nếu đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, thì không có một lý nào có thể bênh vực được sự gắn liền vận mạng công cuộc phát triển của chúng ta với vận mạng công cuộc phát triển của Trung Cộng. Chỉ có một sự lệ thuộc về lý thuyết, mà thật ra Trung Cộng xem như là một phương tiện, mới có thể mù quáng hy sinh quyền lợi của dân tộc Việt Nam cho quyền lợi của dân tộc Trung Hoa. Các nhà lãnh đạo Trung Cộng ý thức sung mãn tâm lý đó ngày nay, cũng như Nga Sô ý thức sung mãn tâm lý đó trước đây. Vì vậy cho nên, Trung Cộng nỗ lực khai thác lý thuyết Các-Mác- Lê nin quy tụ những người dễ bị ma lực cám dỗ, với mục đích cuối cùng là hậu thuẫn cho công cuộc phát triển Hán Tộc(..)
     Từ các luận điểm mà ông Ngô Đình Nhu đưa ra, chứng tỏ rằng với địa lý sát nách Trung Hoa, thì quan điểm chính trị cũng như đường lối của đảng cộng sản Việt Nam là nguồn gốc dẫn đến họa xâm lăng của người Phương Bắc.
     Như vậy để quốc gia tránh được ngoại xâm, và dân tộc được phát triển thì ý kiến của ông Ngô Đình Nhu như thế nào ?
     Nếu dựa vào lý thuyết của ông và liên hệ thực tế tình hình hiện nay, thì lý giải là :

                         Ý THỨC NGOẠI XÂM VÀ PHÁT TRIỂN DÂN TỘC

   Trong sách sử hay đời sống thường nhật. Người Việt thường tự hào là một dân tộc anh dũng thắng giặc ngoại xâm phương Bắc. Có người lập luận rằng, sở dĩ Việt Tộc viết nên được thiên anh hùng ca đó, là nhờ mọi người nồng nàn yêu nước hay căm thù giặc cao độ. Cũng không ít người cho là vì lẽ này, hay lý kia. Nhưng chẳng mấy ai đặt ra câu hỏi :- Động lực nào đã quy tụ được các yếu tố căn bản nói trên thành một mối cho công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc ?
   Vì thế, trong lý luận chính trị của mình, ông Ngô Đình Nhu xác định ngay : «  (..) Tiêu diệt người lãnh đạo là mục đích đầu tiên và chính yếu của các cường quốc xâm lăng (..) Đối với một quốc gia mà nền độc lập bị đe dọa hay đã mất, thì phương pháp hữu hiệu nhâùt, và điều kiện thiết yếu nhất để chống lại ngoại xâm là nuôi dưỡng và phát triển sự lãnh đạo(..)
   Ngoài điều kiện thiết yếu nói trên, sau khi phân tích toàn bộ các quốc gia có cùng hoàn cảnh, đặc biệt một số điểm yếu và mạnh trong dòng sinh mệnh lịch sử Việt Nam, Ngô tiên sinh chỉ giáo thêm rằng :
   « (..) Nền ngoại giao của chúng ta ấu trỉ nên, lúc hữu sự, không đủ khả năng để bảo vệ chúng ta. Trong khi đó, đối với một quốc gia nhỏ, lúc nào cũng bị họa xâm lăng đe dọa, thì ngoại giao là một trong các lợi khí sắc bén và hữu hiệu để bảo vệ độc lập và lãnh thổ..(..)
Và rất bất ngờ ; nhưng vô cùng cao thâm mà xưa nay ít có nhà sử học hay nghiên cứu nào đặt ra các câu hỏi như ông Ngô Đình Nhu :
(..) Nếu chính sách ngoại giao của chúng ta khoáng đạt hơn, tựa trên những nguyên tắc khoáng đạt hơn(.. ..) Một câu hỏi chúng ta không thể tránh được : Chúng ta là một dân tộc ở sát bờ biển, nhưng sao nghệ thuật vượt biển của chúng ta không phát triển được ? (..)
Và ông nói một câu hết sức yếm thế mà lịch sử Việt Nam chưa ai từng nói hay và đúng, như hiện trạng của quốc gia hôm nay, rằng :
(..) Chúng ta đã bỏ hẳn cửa biển bao la đáng lý ra phải là cái cửa sống cho chúng ta..(..)
    Là bậc trí giả khiêm hiền, ông Cố vấn nhẹ nhàng đặt câu hỏi như thế ! Nhưng thật nặng nề khi nhìn lại một chiều dài lịch sử của quê hương mãi cứ quẫn quanh trong «  bế quan tỏa cảng ». Với, 36 năm trôi qua, chiến tranh kết thúc, nhưng nền ngoại giao của đảng cộng sản Việt Nam cũng không vượt ra ngoài «  cái khung » của Triều Nguyễn. Đến tận bây giờ tình hình như « nước nhảy lên bờ », thì giới đương quyền Việt Nam mới cầu cứu khắp nơi để mong Trung Cộng giảm thiểu áp lực, mà lẽ ra, cánh cửa ngoại giao nên mở toang ra từ ngày kết thúc chiến tranh !
   Nếu tình hình đã là như vậy, thì liệu rằng trong : CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM, ông Ngô Đình Nhu có «  quân sư » được gì cho hiện trạng chính trị này, ngoài 2 yếu tố : Lãnh đạo+ Ngoại giao, vừa nói trên ?

VIỆT NAM CẦN TÂY PHƯƠNG HÓA TOÀN DIỆN ĐỂ GIỬ NƯỚC
 
Nhận xét một cách khách quan, thì giới đương quyền Việt Nam đang đi theo lý thuyết chính trị của ông Ngô Đình Nhu. Nhưng họ đã làm sai !
   Mà may thay, dân tộc Việt Nam sẽ vươn lên từ sự sai sót này !
Muốn biết điểm đặc biệt đáng chú ý đó, thì liên hệ thực tế sẽ thấy giới cầm quyền Việt Nam đang mua sắm khí cụ khắp nơi, và nhờ cậy nhiều quốc gia đào tạo chuyên viên quân sự. Về lãnh vực này, 50 năm trước, nhìn dòng lịch sử thế giới đi qua, ông Ngô Đình Nhu bàn rằng :
(..) Chúng ta chiến bại vì vũ khí của chúng ta kém về độ tinh xảo và quân đội chúng ta thua về tổ chức. Vậy, để chống lại địch thủ một cách hiệu quả và lâm thời thắng địch thủ, chúng ta chỉ cần học, một là kỹ thuật sử dụng vũ khí tối tân, hai là tổ chức quân đội theo Tây phương. Với hai khí giới đó, chúng ta có thể hy vọng thắng địch để bảo vệ được các tiêu chuẩn giá trị truyền thống của .xã hội chúng ta. (..) Như thế có nghĩa là chúng ta chỉ canh tân quân trang và cải tổ quân đội là đủ. Mọi cơ cấu cấu khác trong xã hội giữ nguyên vẹn.
Đây gọi là sự Tây phương hóa có giới hạn.(..) »
Nghĩa là, hiện nay cộng sản Việt Nam bắt tay với Mỹ – Pháp- Aán Độ ..vv.. Nhằm nhờ họ hiện đại hóa quân đội để bảo vệ đảng, cũng như tìm mọi cách để « đối trọng » với áp lực của Bắc Kinh. Còn mọi cải cách về xã hội và chính trị để nâng cao dân chủ và dân trí cho toàn dân thì nhà nước vẫn muốn duy trì nguyên trạng.
Nhưng, với hình thức Tây phương hóa có giới hạn như thế sẽ đưa nhà cầm quyền Việt Nam đến chổ thất bại, có khi là sụp đổ chế độ. Bởi, kinh nghiện qua nghiên cứu thì ông Ngô Đình Nhu « lắc đầu » nói rằng:
(..) Muốn nuôi dưỡng một lực lượng quân sự đã được canh tân (..) Và muốn gieo cho người chiến binh một sức mạnh tinh thần như người chiến binh Tây phương, lại phải tạo cho họ hoàn cảnh xã hội tương tự, nghĩa là phải cải tạo xã hội. Mà cải tạo xã hội thì phải thay thế các giá trị tiêu chuẩn cũ, điều mà các lãnh đạo không dự định làm và cũng không muốn làm, vì sở dĩ, các nhà lãnh đạo này chủ trương canh tân quân đội là với mục đích bảo vệ các giá trị truyền thống cũ của xã hội họ.(..) »
   Với trường hợp của quân đội cộng sản Việt Nam hiện nay cũng nằm trong hoàn cảnh nêu trên. Về mặt chủ quan, các lãnh đạo đảng tin rằng quân đội và công an sẽ nhất quán «  trung với đảng, hiếu với dân » !. Nhưng nếu xét theo lời bàn tiếp theo của Ngô tiên sinh thì sự tác động của khách quan sẽ làm đảo lộn mọi vấn đề, mà theo kinh nghiệm khảo cứu thì ông Cố vấn lý luận:
(..) Sự canh tân quân đội lại đương nhiên mang đến một hậu quả khác mà các nhà lãnh đạo cũng không ngờ. Những người muốn học về tổ chức quân đội Tây phương, trước tiên phải học ngôn ngữ Tây phương. (..) Nhưng khi đọc được ngôn ngữ của Tây phương rồi, thì không làm thế nào cấm họ đọc các sách khác của Tây phương trong nhiều lĩnh vực khác : Chính trị, văn hóa, hay xã hội. Do đó, và vì đã sẵn trong đầu sự cảm phục chính đáng đối với Tây phương trong lãnh vực quân sự, những người này tự nhiên nảy ra sự cảm phục Tây phương trong lãnh vực xã hội, chính trị. (..) Như vậy, họ tin rằng không thể nào có được một quân đội hùng mạnh theo mới, mà không có một tổ chức xã hội và chính trị theo mới. Và chính những người này sẽ biến thành những cái mầm của cuộc cách mạng chính trị và xã hội sau này.(..).
(..) Nếu các nhà lãnh đạo lại dùng bạo quyền như đã xảy ra ở Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu thế kỷ hai mươi, để hoặc là bãi bỏ công việc theo mới hoặc là ngưng cuộc canh tân trong những giới hạn họ muốn, mặc dù họ biết rằng hành động như vậy vẫn không cho phép họ bảo vệ các giá trị tiêu chuẩn cũ, thì lực lượng cách mạng, lãnh đạo do những người hấp thụ được, chẳng những kỹ thuật quân sự mới, mà lại thêm những tư tưởng chính trị và xã hội mới, sẽ nổi lên lật đổ các nhà lãnh đạo này..(..) »
   Xét theo lý luận chính trị của ông Ngô Đình Nhu, thì việc tân trang quân đội của giới cầm quyền Việt Nam hiện nay đang chứa đựng một sự tiềm ẩn về binh biến, hay nói theo cách lo sợ của đảng cộng sản Việt Nam, là sớm hay muộn cũng sẽ có « diễn biến hòa bình », cũng có khi « bất hòa bình » !
Và lý luận trên cũng chứng tỏ rằng, mỗi khi hệ thống cầm quyền quyết định chính sách cải cách, thì việc cải cách đó phải toàn diện và sâu rộng trên mọi lãnh vực, không thể và không thế nào thành công khi công cuộc cải cách mang tính «  nửa vời » như một số chính sách « đổi mới hay mở cửa », mà nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhưng không hiệu quả, trái lại, mức độ thiệt hại vì phản ứng ngược lại mà hệ quả đó còn ảnh hưởng tới ngày nay, trên một số phương diện kinh tế, chính trị và an ninh của quốc gia, cũng như tình tự dân tộc !
   Do vậy, có thể hiểu hai chử Tây phương mà ông Cố vấn đề cập vào 50 năm trước, nghĩa là nói đến Triều đại nhà Nguyễn đã bỏ lở cơ hội khi người Pháp bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Nhìn từ khung cảnh chính trị thời đó để liên hệ đến thực trạng hôm nay, khi người Mỹ đang tuyên bố trở lại Đông Nam Á, mà Việt Nam là quốc gia có địa lý và chứng cứ pháp lý nhiều nhất về Đảo-Biển Đông mà Hoa Kỳ đang dòm ngó đến.
Hay nói cách khác là Việt Nam đang đứng trước một cơ hôïi! Cũng từ bối cảnh lịch sử xưa, hay nay, thì lời ông Ngô Đình Nhu càng chí lý, càng tha thiết rằng :
«  (..) Đứng trước sự tấn công của Tây phương, con đường chết là con đường bế quan tỏa cảng ngăn cấm không cho Tây phương xâm nhập vào xã hội của nước bị tấn công ; con đường sống lại là con đường mở cửa đón rước văn minh Tây phương để học chế ngự kỹ thuật của Tây phương mà chống lại Tây phương (..)
   Bởi vì công cuộc phát triển dân tộc bằng Tây phương hóa là một công cuộc liên hệ đến sự sống còn của dân tộc. (..) Trong hoàn cảnh đó nếu người lãnh đạo không quả quyết tin vào công cuộc phát triển, nếu toàn dân không tin rằng công cuộc phát triển là con đường sống duy nhất của dân tộc, thì công cuộc phát triển không sao thực hiện được.
Vì vậy cho nên, một điều vô cùng thiết yếu là sự tin tưởng rằng, công cuộc phát triển dân tộc bằng Tây phương hóa là một sự kiện lịch sử dĩ nhiên, không thể tránh được và ngoài công cuộc phát triển, dân tộc chúng ta không còn một lối thoát thứ hai. (..)

   Tại sao lý luận của ông Ngô Đình Nhu gần như trở thành một Định Nghĩa là, ngoài công cuộc Tây phương hóa thì Việt Nam không còn một lối thoát thứ hai ?
   Như trên đã nói, phần lãnh đạo và ngoại giao tuy quan trọng trong công cuộc giử nước và kiến quốc. Tuy nhiên, về lâu dài để một quốc gia nhỏ bé như Việt Nam có thể trụ vững trước một đất nước đầy tham vọng bành trướng như Trung Cộng, thì nội lực phát triển dân tộc mới là điểm chính.
   Tuy nhiên, sau các phân tích lý lẽ chính trị nhằm tạo thành một luận điểm chung. Mà tin rằng, toàn dân Việt Nam hiện nay đều mong mỏi theo ý như ông Ngô Đình Nhu là phải : Tây hóa để chống Tàu.
Nhưng hoàn cảnh khắc nghiệt của dân tộc Việt Nam là bị chế độ độc tài cai trị, và tập đoàn thống trị này đang hoàn toàn phụ thuộc và khiếp sợ bởi ảnh hưởng của Tàu Cộng.
Như thế thì, dưới «  nhãn thần » của ông Ngô Đình Nhu vào 50 năm trước. Liệu rằng, ông Cố vấn đã nhìn thấy và lạm bàn ra sao ? Hoặc Ngô tiên sinh có cao kiến gì ; chiêu thức thế nào để xoay chuyển cục diện chính trị hiện nay ?
Câu hỏi thật khó như hai ngàn năm trước Lưu Bị hỏi Khổng Minh :
-       «  Liệu phải mất bao lâu thì Tiên sinh giúp ta bình thiên hạ ? »
Vâng ! Câu hỏi khó thật là khó, nhưng không có nghĩa rằng không có sự lý giải, vì : Nếu cặn kẽ nhìn lại lịch sử những tháng ngày cuối cùng của Chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòa do chính ông góp tay dựng nên. Từ đó, liên hệ đến cục diện hôm nay của đảng cộng sản Việt Nam, thì sẽ tìm ra câu trả lời là ông Ngô Đình Nhu có cao kiến gì không ;  như đã hỏi phần trên !

     NẾU «  THUỘC TÀU » KHÔNG « TÂY HÓA » THÌ SỤP ĐỔ CHẾ ĐỘ

Tuy điều kiện lịch sử cũng như thể chế chính trị của thời đó, và nay, tuy khác xa hoàn toàn.
   Nhưng có hai điểm giống nhau :
   1) Sự áp lực khắc nghiệt mà lãnh đạo quốc gia đang + sẽ phải đối diện .
   2) Cùng chịu chung sự tác động đến từ một ngoại bang!
Vì sao năm xưa ông Ngô Đình Nhu cùng thứ Huynh của ông là Tổng Thống Ngô Đình Diệm phải bị thảm sát ??? Ai cũng trả lời được câu hỏi này !
Nhưng nếu Tổng Thống Ngô Đình Diệm chuyện gì cũng gật đầu nghe lời ngoại bang thì có bị thảm sát không ?
Vì sao sẽ không chết ?
Vì sao ông không chịu  gật đầu?
Lý luận để trả lời tùy theo quan niệm mà 47 năm rồi chưa dứt cơn bàn cãi!
Nhưng, hôm nay giơí đương quyền Việt Nam cũng đang đứng trước : «  Đèn Vàng » !
Hơn 60 năm rồi quẹo tới quanh lui cũng trong : « Đèn Đỏ » !
Bây giờ có Hoa Kỳ đưa tay bấm nút : «  Đèn xanh » !
         Chạy về phía nào đây !?
Cả dân tộc dường như đều đồng thanh «  Đèn Xanh » để cứu nước!
Nhưng cái đầu của con tàu vẫn cứ lắc..lắc..lư ..lư.. .. Vì không nở bỏ ..  « Đèn Đỏ », nhưng cũng không muốn hụt mất.. « Đèn Xanh » !
   Hiện trạng quốc gia Việt Nam cũng như vậy đó. Cái đầu tàu chính là các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam không muốn từ bỏ Trung Cộng vì ngai vàng và quyền lợi. !
Nhưng có lẽ ; rồi cũng đến lúc ; mọi người trên con tàu ấy sẽ bước xuống để cùng nhau tiến đẩy con tàu ! Nếu thế và như thế, chính giới đương quyền Việt Nam hiện và sẽ tự đặt mình vào lý luận của ông Ngô Đình Nhu, là :
« ..(..) Những người lãnh đạo bao giờ cũng hành động theo một triết lý chính trị mà họ đã nghiền ngẫm lâu ngày, trước khi mang ra thực hành. Nếu khi đụng chạm với thực tế, những tư tưởng đang hướng dẫn hành động của họ đã tỏ ra sai lạc, hay vì hoàn cảnh bên ngoài đã biến đổi nên không còn phù hợp với những tư tưởng ấy nữa thì cần phải có một sự thay đổi ngay, nhưng thay đổi như thế nào ?
Người lãnh đạo phải thay đổi tư tưởng, hay phải thay đổi người lãnh đạo ? (..)
     Càng phân tích về lý luận chính trị của ông Ngô Đình Nhu để liên hệ với hiện chính Việt Nam, thì càng hấp dẫn bởi tính hợp lý linh động trong lý thuyết chính trị của ông.
   Một điều mà ngay cả lý thuyết gia như ông viết ra lập thuyết, nhưng cũng không ngờ chính ông phải có ngày trả lời các nan đề trong khối lý thuyết đó !
   Hiếm có tư liệu nói đến. Nhưng có thể đoán rằng ông Cố vấn và Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã dứt khoát không suy nghĩ đến vế thứ nhất của câu hỏi là :
«  Người lãnh đạo phải thay đổi tư tưởng ».
Bởi rằng, nếu tham khảo thật kỷ toàn bộ từng chương, đặc biệt từng phần của : CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM, thì có thể nói rằng : Trải dài trong 9 năm, từ lúc giúp thứ Huynh của ông là Ngô Đình Diệm xây nền móng thể chế Cộng Hòa, cho đến lúc chế độ sụp đổ. Oâng Ngô Đình Nhu đã chưa hoàn thành được một số điểm căn bản quan trọng mang tính chiến lược lâu dài do ông vạch ra, ngoại trừ thành công được một số mặt về bình định và dân sinh. Điều này cũng thật dễ hiểu vì chính phủ mà ông phụng vụ phải chịu quá nhiều áp lực, nhất là từ phía Hoa Kỳ, cũng như phá hoại từ Miền Bắc tác động vào.
   Tuy nhiên, một quan điểm chính trị hết sức rõ ràng được thể hiện qua từng chi tiết trong việc hướng dẫn giử nước và kiến quốc, thì sự quyết tâm không dùng lãnh thổ của quốc gia cho bất kỳ mục đích nào của ngoại bang ! Hay nói khác đi, ông Ngô Đình Nhu chỉ muốn dựa vào sự viện trợ của Hoa Kỳ để cường thịnh quốc gia trên toàn phương diện, và cũng từ nỗ lực của chính phủ cùng sự hợp tác toàn dân, ông tin tưởng rằng Miền Nam cũng sẽ vững mạnh như Nhật Bản..vv.v
Đồng thời, ông tương kính kêu gọi lãnh đạo Miền Bắc hãy lợi dụng sự viện trợ dồi dào của Nga Sô và Trung Cộng để tái thiết quê hương, và chớ nên phá hoại miền Nam theo chủ trương xâm lấn của Trung Cộng. Trên tinh thần dân tộc đó, Ngô Đình Nhu cũng đã Kế Hoạch một công cuộc kiến quốc cho cả 2 miền, nếu thống nhất. ( nhận xét theo nội dung của Sách).
   Hoặc có thể kết luận rằng : Tư tưởng Ngô Đình Nhu hay Chính phủ của Ngô Đình Diệm mong muốn xây dựng quốc gia theo quan điểm : Chính Trị Trung Lập, vào thời đó.
Một quan điểm chính trị mà ngày nay đảng cộng sản Việt Nam đang muốn thể hiện, qua tuyên bố : 3 Không của Thứ trưởng quân đội Việt cộng Nguyễn Chí Vịnh, vừa rồi !
Nói như thế thì đủ hiểu rằng, dù năm xưa là ông Ngô Đình Diệm, hay hiện tại là các lãnh đạo cộng sản Việt Nam vẫn rơi vào tình trạng : Người Lãnh Đạo Không Thay Đổi Tư Tưởng, dù vì mục đích gì !
Qua một phần phân tích tuy hạn hữu nhưng cũng đủ để hiểu toàn bộ cục diện chính trị xưa và nay của từng thể chế đang chịu tác động của các cường quốc, trong 2 giai đoạn lịch sử khác nhau của Việt Nam. Từ đó, có thể đặt ra một câu hỏi nghiêm khắc với lịch sử cũng như các nhà lãnh đạo Việt Nam, rằng :
-       Mọi khả năng nội lực hiện có của quốc gia dưới thể chế tự do năm xưa của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Cũng như mọi phương diện sẵn sàng của chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay. Cả 2, có hội đủ mọi yếu tố để Quân lực được hùng mạnh, Ngoại giao được phóng khoáng, Kinh tế được tự lực, nhằm tự chủ được môït quốc gia có quan điểm : Chính Trị Trung Lập ???
Ai nắm chắc được rằng, nếu bị Tây phương cấm vận một lần nữa, thì kinh tế Việt Nam vẫn ổn định cho người dân, không rơi vào tình trạng như Bắc Hàn ?
Ai dám vỗ ngực nói rằng, nếu bị xâm lăng quân đội sẽ đánh tan quân Trung Cộng khi mà kỹ nghệ quốc phòng chưa chế tạo được một loại vũ khí nào ; dù là vũ khí cận chiến như Lựu Đạn, Súng ngắn, đạn dược, quân y?
     Nếu ấp úng trả lời trước các câu hỏi này rồi, thì từ đó niệm ra khi người lãnh đạo không chịu thay đổi tư tưởng, thì ắt hẳn lý luận tiếp theo của ông Ngô Đình Nhu phải xảy ra là :
                                 PHẢI THAY ĐỔI NGƯỜI LÃNH ĐẠO

Cố vấn Ngô Đình Nhu luận rằng : .. »..(..) Kinh nghiệm chỉ rằng không bao giờ người lãnh đạo thay đổi tư tưởng trong lúc đang ở trong không khí hành động, bởi một lẽ rất dễ hiểu là họ phải mất rất nhiều thì giờ nghiền ngẫm mới đi đến triết lý chính trị mà họ chủ trương. Nay nếu nó không phù hợp với hoàn cảnh, họ phải có đủ thì giờ để một là xét vì sao triết lý đó không phù hợp, và hai để tìm triết lý khác thay thế vào. Điều mà họ không thể làm được nếu họ vẫn bị hành động lôi cuốn. Vì vậy cho nên yêu cầu một người lãnh đạo thay đổi tư tưởng của họ đang khi hành động là một việc không bao giờ thực hiện được. Giả sử mà họ có thay đổi được thì, việc lãnh đạo sẽ gặp một nguy cơ lớn hơn nữa. Bởi vì thay đổi hấp tấp và không suy nghiệm như vậy, người lãnh đạo sẽ không còn chính là họ nữa, và đương nhiên hiệu quả trong hành động của họ sẽ kém bội phần.
   Như vậy chỉ còn cách là phải thay đổi lãnh đạo..(..)
Tất cả lý lẽ của ông Ngô Đình Nhu rất hợp lý và rõ ràng. Nhưng lực lượng nào có thể thay đổi được người lãnh đạo khi chính họ đã không chịu thay đổi tư tưởng để phù hợp với tình hình! Đặc biệt là sự phù hợp và thỏa mãn cho Chiến lược của siêu cường ngoại bang đang tác động !
Như đã phân tích ở trên, hiện tại giới lãnh đạo đương thời Việt Nam nằm giữa hai gọng kềm Trung – Mỹ, kèm theo cái « đinh nhọn » là phong trào chống Tàu của trí thức, chính tình này cũng giống như những tháng cuối cùng của năm 1963, ông Ngô Đình Nhu và Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng phải đứng giữa 2 gọng kìm Hoa Kỳ – Việt Cộng, kèm theo cái « răng nanh » là các nhóm đối lập.
Nhưng đánh giá lại đoạn lịch sử năm xưa là. Nếu không có ngoại bang nhúng tay thì dù các phong trào đối lập mạnh đến đâu, có khi kể cả quân đội tự lực đảo chánh thì kết quả chưa chắc đã thành công !
Cũng như hiện trạng chính tình Việt Nam, cho dẫu các lực lượng chống đối đông đảo hay hùng mạnh đến đâu thì cũng bị đè bẹp trước sự khủng bố gắt gao của giới đương quyền.
Nhưng chế độ sẽ sụp đổ mỗi khi một lực lượng nhỏ quân đội thực hiện lời của Lê Nin là : « Chỉ có đảng mới giật sập đảng ».
Vậy, ai có thể móc nối với quân đội ?
Vai trò của ngoại bang lúc này có quan trọng với lực lượng phi cộng sản không ?
Hay, cái kế «  mượn gió bẻ măng », hoặc, cái chiêu «  mượn dao giết người » có phù hợp lúc này không ; nhằm đem lại một thể chế tự do dân chủ để kiến quốc và giử nước ?
   Cũng từ các lý luận nêu trên, cho dù phải đi qua bước nào, thì rốt cuộc, lời của ông Ngô Đình Nhu đã nói là : Tây phương hóa nhưng phải giử được bản chất dân tộc để giử nước và kiến quốc, vẫn là mục đích sống còn mà tin rằng mỗi con dân Việt Nam đều khát vọng.
   Người ta có thể hoài nghi, loại bỏ và đả phá chủ thuyết Mác – Lê, và đôi khi, chính 2 ông này cũng chẳng biết mình viết ra cái gì đây ; để hôm nay người đời phải lập bia tưởng niệm hơn 100 Triệu nạn nhân của chủ nghĩa Cộng Sản. Nhưng với lý thuyết chính trị của Ngô Đình Nhu thì rất có giá trị, vì «  bảo chứng » cho giá trị đó chính là tính mạng của ông. Hay, trọng kính nói cách khác rằng : Ngô Đình Nhu bị thảm sát nên Lý Thuyết Chính Trị của ông sẽ đời đời sống mãi !
   Để kết thúc bài viết này, xin gởi đến đoạn tâm chí cuối cùng của bậc quốc sĩ chí hiền đã xếp bút trong Đại chánh tác của mình, rằng :
«  (..) Trong tình hình chính trị thế giới hiện nay và trong trình độ tiến hóa của nhân loại hiện nay, các vấn đề của dân tộc Việt Nam, trong thời kỳ này chỉ có thể tìm được một giải đáp nếu chúng ta trụ vào vị trí dân tộc.
(..) Đương nhiên là vị trí dân tộc mà chúng ta quan niệm không thể là một vị trí dân tộc bế quan tỏa cảng, hẹp và nông như dưới các triều đại quân chủ xưa kia. Vị trí dân tộc mà chúng ta quan niệm là một vị trí dân tộc nằm trong khung cảnh thế giới, với tất cả các dây liên hệ tinh thần và vật chất cần phải có(..)
(..) Chúng ta phải tin tưởng vào sự sáng suốt của các nhà lãnh đạo sau này, để quyết định đúng lúc sự thôi không trụ vào vị trí hiện tại(..)
(..) Và vì vậy cho nên, chúng ta thành khẩn mong mỏi các nhà lãnh đạo Miền Bắc, kịp thời nhận định đã đến lúc, vì sự tiến hóa của dân tộc, không còn nên sự tiếp tục trụ đóng vào phương tiện cộng sản nữa..(..) »
   Nhân ngày húy nhật của một nhà tư tưởng. Xin hãy cầu nguyện nhân mùa lễ tạ ơn !